Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Tiền liệt tuyến là một tuyến nhỏ chỉ có ở nam giới, kích thước khoảng 10-20g nằm sát dưới cổ bàng quang, bọc quanh lấy đoạn niệu đạo nối với cổ bàng quang. Khi tuyến này bị phì đại, nó sẽ làm hẹp và tắc lòng niệu đạo, khiến cho hệ bài tiết không thể hoạt động bình thường. Phì đại tuyến tiền liệt gây hiện tượng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên và cao niên.

Tìm hiểu chung

Phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Tiền liệt tuyến là một tuyến nhỏ chỉ có ở nam giới, kích thước khoảng 10-20g nằm sát dưới cổ bàng quang, bọc quanh lấy đoạn niệu đạo nối với cổ bàng quang. Khi tuyến này bị phì đại, nó sẽ làm hẹp và tắc lòng niệu đạo, khiến cho hệ bài tiết không thể hoạt động bình thường. Phì đại tuyến tiền liệt gây hiện tượng đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên và cao niên.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi  bị phì đại tuyến tiền liệt

Rối loạn tiểu tiện là các triệu chứng điển hình của bệnh.

  • Tiểu khó khăn: Dù buồn tiểu nhưng phải đứng một lúc mới đi tiểu được. Dòng nước tiểu nhỏ và yếu, cảm giác đi tiểu không có động lực;
  • Tiểu són: Tiểu không kiềm chế được, nhất là trong lúc ngủ;
  • Tiểu ngắt quãng: Lúc đang đi thì đột ngột bị ngắt quãng;
  • Đi tiểu nhiều: Khảng cách giữa 2 lần tiểu ngắn, thường mắc tiểu;

Biến chứng có thể gặp khi bị phì đại tuyến tiền liệt

  • Bí tiểu cấp tính: Đau đột ngột, không có khả năng tiểu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Sỏi bàng quang.
  • Tổn thương bàng quang.
  • Tổn thương thận.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào bạn có các vấn đề khác thường về tiết niệu thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Việc kiểm tra sẽ đảm bảo rằng bạn có đang mắc phải phì đại tuyến tiền liệt hay không và tìm hướng giải quyết sớm cho bệnh, tránh các biến chứng không đáng có.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt

Chức năng sinh dục của đàn ông yếu dần khi về già, khiến cơ thể mất cân bằng về hormone sinh dục. Khi đó, tuyến tiền liệt sẽ phải chuyển hóa số lượng testosterone nhiều hơn và gây ra hiện tượng phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài ra nguyên nhân của tình trạng này còn có thể kể đến như sự tích tụ của estrogen trong cơ thể bị lão hóa và sự thiếu hụt các acid béo, kẽm và acid amin.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt?

  • Bệnh thường xuất hiện ở đàn ông sau độ tuổi 50, tuy nhiên đôi khi cũng có một số trường hợp mắc phải ở người trẻ.
  • Tiền sử gia đình cũng đóng vai trò tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu cha hoặc anh em có vấn đề về tuyến tiền liệt thì nguy cơ mắc phải sẽ cao hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt

Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, người ta nhận thấy rằng những người có phong cách sống sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Thường bị stress kinh niên.
  • Uống không đủ lượng nước cần thiết trong ngày hoặc đổ nhiều mồ hôi.
  • Sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm nhưng thiếu phương tiện bảo vệ sức khỏe.
  • Có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn dẫn đến cơ thể thiếu hụt sinh và khoáng tố thuộc nhóm kháng oxy hóa.
  • Sử dụng nhiều bia rượu, các chất béo động vật, các chất kích thích như cà phê, thuốc lá… khiến sức đề kháng ngày một suy giảm.
  • Mắc các bệnh về đường tiết niệu, bệnh nội tiết mà không được điều trị cẩn thận.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán phì đại tuyến tiền liệt

Khi đến thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và thực hiện một số phương pháp sau đây để chẩn đoán:

  • Thăm trực tràng: Sờ vào tuyến tiền liệt qua trực tràng có thể sờ thấy tuyến tiền liệt khi đã to đáng kể.
  • Xét nghiệm máu: Để loại trừ ung thư tuyến tiền liệt, hiện tượng tăng cao PSA (kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến) là dấu hiệu ung thư. Máu thường được lấy trước khi thăm trực tràng. Ở người bình thường, PSA nhỏ hơn 4 ng/ml. Nếu PSA trên 10 ng/ml thì có khả năng bị ung thư hơn là u xơ.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích mẫu nước tiểu trong phòng thí nghiệm có thể giúp loại trừ nhiễm trùng hoặc các điều kiện khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
  • Siêu âm: Tuyến tiền liệt, vùng tinh hoàn, thận được siêu âm để loại trừ ung thư và thận ứ nước. Qua hình cũng có thể xác định kích thước và khối lượng của tuyến tiền liệt, thông thường thể tích tuyến tiền liệt là 20ml.

Phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị thích hợp dựa vào kích thước tuyến tiền liệt, các triệu chứng và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Điều trị có thể là điều trị bằng thuốc hoặc phải phẫu thuật.

  • Điều trị bằng thuốc: Thường dùng cho các triệu chứng mở rộng tuyến tiền liệt vừa phải, bệnh nhân nên sử dụng theo sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
  • Phẫu thuật trong trường hợp sử dụng thuốc không hiệu quả hoặc các triệu chứng nghiêm trọng. Một số loại phẫu thuật để giảm kích thước của tuyến tiền liệt và mở niệu đạo bằng cách xử lý các mô tuyến tiền liệt mở rộng ngăn chặn dòng nước tiểu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của phì đại tuyến tiền liệt

Chế độ dinh dưỡng:

  • Có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng. Nên dùng các loại thực phẩm từ đậu nành, đậu xanh (có tác dụng ức chế viêm tấy tuyến tiền liệt); rau họ cải đặc biệt là bắp cải (tăng cường oxy hóa); giá sống (có chất kháng ung thư, giảm nguy cơ biến thể ác tính), cà chua (chống ung thư); cá biển (nhiều omega-3 giúp trung hòa hoạt tính các chất gây viêm)…
  • Tránh ăn thức ăn nhiều mỡ động vật, đạm có nguồn gốc động vật. Không nên ăn thực phẩm cay, nóng và không sử dụng rượu, bia, thuốc lá…

Chế độ sinh hoạt:

  • Không nên nhịn tiểu quá lâu, giữ ấm cơ thể vì lạnh có thể gây giữ nước tiểu và mau muốn đi tiểu.
  • Không nên ngồi hay nằm lâu ở một chỗ vì dễ gây cương tụ máu ở vùng chậu
  • Hạn chế uống nước vào ban đêm, đặc biệt là 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách lành mạnh:

  • Không lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Quan hệ tình dục đều đặn, tránh quan hệ với tần suất quá nhiều.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế mỡ động vật, uống đủ lượng nước hàng ngày.
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa căng thẳng.
  • Không nên có thói quen nhịn tiểu vì sẽ ảnh hưởng tới bàng quang, thận…

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan