Cường cận giáp

Tìm hiểu chung

Cường cận giáp là gì?

Tuyến cận giáp gồm 4 tuyến nhỏ nằm ở cổ cạnh tuyến giáp, có chức năng kiểm soát canxi trong cơ thể luôn ổn định. Khi canxi trong máu hạ xuống thấp, hệ thần kinh sẽ truyền lệnh đến tuyến cận giáp để tiết ra hormone PTH điều hòa lại lượng canxi về mức bình thường.

Tăng năng tuyến cận giáp hay còn gọi là cường cận giáp là bệnh có khởi nguồn từ việc tuyến cận giáp hoạt động bất bình thường, hoạt động trong trạng thái quá mức làm lượng canxi trong máu tăng vọt.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của cường cận giáp

Không có một dấu hiệu nào rõ ràng để nhận biết một người đã mắc bệnh cường cận giáp. Chỉ có thể lưu ý đến các thương tổn, các rối loạn trong cơ thể liên quan đến nồng độ canxi trong máu và nước tiểu cao.

Nhiều người thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, đau các khớp, vùng cơ; ăn uống kém ngon; buồn tiểu nhiều hơn và luôn cảm thấy khát nước.

Ngoài ra, việc lượng canxi trong xương thấp cũng dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có bất kì dấu hiệu nào, những nghi ngờ về các rối loạn trong cơ thể, hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn nữa.

Mỗi bệnh nhân có cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau, lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ để có giải pháp điều trị tốt nhất.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến cường cận giáp

  • Do sự tăng sản xuất hormone của tuyến cận giáp dẫn đến nồng độ canxi trong máu cao bất thường. Bình thường hormone PTH chỉ được tiết ra khi nồng độ canxi trong máu xuống thấp để cân bằng lại; nhưng một hay nhiều tuyến cùng sản xuất ra nhiều hormone khiến nồng độ canxi trong máu cao vượt mức quy định.
  • 85% khối u tuyến cận giáp đều là khối u lành tính, hạy được gọi là adenoma. Số ít còn lại tuyến cận giáp tăng sản (được hiểu là phình to ra).
  • Nguyên nhân do ung thư gây ra rất hiếm.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc cường cận giáp?

Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh cường cận giáp cao gấp đôi nam giới. Theo thống kê của Bộ y tế thì có khoảng 100.000 người được xét nghiệm chẩn đoán mắc bệnh này mỗi năm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cường cận giáp, bao gồm:

  • Nữ giới đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Mắc các chứng di truyền hiếm gặp.
  • Tuổi tác: Người càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh này.
  • Thiếu vitamin D và canxi trong thời gian khá dài.
  • Đã từng thực hiện xạ trị cho việc điều trị bệnh ung thư.
  • Mắc bệnh rối loạn lưỡng cực và có sử dụng thuốc lithium.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cường cận giáp

Các bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm kiểm tra lượng canxi và lượng hormone PTH trong máu, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán cụ thể và chính xác nhất.

Phương pháp điều trị cường cận giáp hiệu quả

Phẫu thuật:

  • Là phương pháp điều trị tốt nhất đối với bệnh cường cận giáp. Đối với các bệnh nhân có nguy cơ ung thư, nồng độ canxi quá cao thì đây là phương pháp gần như duy nhất để chữa khỏi bệnh. Tỉ lệ phẫu thuật thành công đến 95% trên tổng số bệnh nhân.
  • Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật như: nhiễm trùng, chảy máu, canxi thấp,…
  • Bạn luôn được đề nghị sử dụng thuốc bổ sung canxi và vitamin D sau phẫu thuật.

Sử dụng thuốc:

  • Đối với các bệnh nhân có tuyến cận giáp phình to nhưng rơi vào trường hợp khẩn cấp thì được chỉ định tiêm dịch vào tĩnh mạch và dùng thuốc hạ canxi.
  • Đối với trường hợp thông thường, các bác sĩ sẽ theo dõi, kiểm tra nồng độ canxi trong máu thường xuyên theo định kỳ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cường cận giáp

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
  • Uống nhiều nước để cân bằng lượng canxi trong máu.
  • Nói rõ về tiền sử bệnh lý của gia đình cho các bác sĩ nghe, góp phần chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
  • Kiểm tra, xét nghiệm định kỳ; chỉ thực hiện phẫu thuật khi đó là chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Báo ngay với bác sĩ với bất kỳ sự cố do chấn thương hay bệnh lý nào đó; các dấu hiệu của các bệnh về thận, sự co cơ,… vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ canxi trong cơ thể.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan