Ghép tim

Ghép tim là gì?

Ghép tim là quá trình phẫu thuật thay thế tim của người bệnh bằng tim của người khỏe mạnh. Người hiến tặng tim là người đã chết – có trái tim khỏe mạnh – tự nguyện hiến tim với sự đồng ý của bản thân và gia đình.

Cấy ghép tim là một phẫu thuật có thể mất rất nhiều thời gian, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, tình trạng thải ghép sau phẫu thuật cũng rất nguy hiểm. Hiểu rõ về quá trình này sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Cấy ghép tim là một thủ thuật phẫu thuật thay thế tim bị suy bằng trái tim khỏe mạnh từ người hiến tặng. Người hiến tặng tim là người đã qua đời và gia đình của họ đồng ý hiến tặng. Bệnh nhân bị suy tim tiến triển nhưng có sức khỏe tổng quát tốt có thể đủ điều kiện cấy ghép tim.

Ghép tim

Ghép tim

Tại sao cần phải ghép tim?

Khi tim bị yếu và không đủ khả năng đảm nhiệm nhiệm vụ của mình, mặc dù các bộ phận khác của cơ thể vẫn khỏe mạnh thì bác sĩ có thể để nghị bệnh nhân ghép tim.

Những trường hợp nào cần phẫu thuật ghép tim?

Những người cần phẫu thuật tim là những trường hợp bị suy tim giai đoạn cuối, cơ tim bị giãn lớn, có các khuyết tật bẩm sinh về tim nhưng các bộ phận khác vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Chống chỉ định ghép tim

Chống chỉ định ghép tim tuyệt đối bao gồm:

  • Nhiễm trùng tiến triển.
  • Bệnh động mạch ngoại biên và mạch máu não nặng.
  • Đang nghiện rượu hoặc thuốc gây nghiện, hút thuốc chủ động (dưới 6 tháng kể từ khi bỏ thuốc).
  • Điều trị ung thư trong vòng 5 năm trước.
  • Loét dạ dày, tá tràng không chữa lành được.
  • Huyết khối thuyên tắc gần đây.
  • Suy thận nặng (mức lọc cầu thận < 50mL/ph).
  • Bệnh gan nặng.
  • Bệnh hệ thống với tổn thương nhiều cơ quan.
  • Bệnh nặng khác đi kèm, có tiên lượng xấu.
  • Cảm xúc không ổn định hoặc bệnh tâm thần chưa điều trị.
  • Kháng lực mạch máu phổi cao. cố định (> 4-5 đơn vị Wood và chênh áp trung bình > 15 mmHg).
  • Người trên 70 tuổi, người bị nhiễm HIV.

Chống chỉ định ghép tim tương đối cho người lớn và trẻ em bao gồm:

  • Viêm phổi thuyên tắc.
  • Bệnh nhân bị béo phì
  • Rối loạn chức năng Gan không hồi phục với bilirubin > 2,5 mg/dL, transaminase hơn 2 lần bình thường hoặc xơ gan khi sinh thiết.
  • Rối loạn chức năng thận không hồi phục với độ thanh thải creatinin < 40-50 mL/phút hoặc ERPF < 200 mL/phút (Lưu lượng huyết tương thận hiệu quả).
  • Có lịch sử về bệnh ngoại biên hoặc mạch máu nghiêm trọng.
  • Đái tháo đường cần insulin với tổn thương nội tạng.
  • Bệnh loét dạ dày hoạt động.
  • Viêm túi ruột thừa hiện tại hoặc gần đây.
  • Mất khả năng cấy ghép, không có khả năng cấy ghép.

Phải nắm rõ các đối tượng cần được chỉ định ghép tim cũng như các trường hợp chống chỉ định. Từ đó kịp thời đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân suy tim nặng, suy tim giai đoạn cuối giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Các tiêu chuẩn ghép tim?

Ghép tim thường là lựa chọn cuối cùng khi những phương pháp điều trị tim mạch không mang lại hiệu quả hoặc khi không có phương pháp nào thay thế. Để có thể tiến hành ghép tim, bệnh nhân cần trả lời một số câu hỏi cần thiết như:

  • Bạn đã thử tất cả các phương thức khác?
  • Bạn có sẵn sàng chết nếu không được ghép tim?
  • Sức khỏe của bạn có tốt ngoại trừ các vấn đề về tim hay phổi?
  • Bạn có chấp nhận những thay đổi về lối sống, kể cả việc điều trị thuốc phức tạp và các cuộc kiểm tra thường xuyên và bắt buộc sau khi ghép?

Nếu câu trả lời của bạn là “ không” với bất cứ câu hỏi nào ở trên, thì có thể không nên tiến hành ghép tim.

Chuẩn bị trước phẫu thuật ghép tim

1. Đội ngũ bác sĩ sẽ kiểm tra kĩ lưỡng, dựa vào những kết quả xét nghiệm và tiền sử bệnh án của bạn để chắc chắn rằng bạn có thể vượt qua được quá trình phẫu thuật hay không.

2. Sau khi kiểm tra và được cho phép ghép tim, người nhận sẽ chờ đợi sự sẵn sàng cho tim từ phía hiến tặng tim. Đây là giai đoạn căng thẳng, vì vậy bệnh nhân cần được sự hỗ trợ từ phía bác sĩ, người thân để kiểm soát cơn suy tim.

3. Người cho tim là những người mới chết, hoặc não bộ họ không còn hoạt động, bản thân người cho và gia đình họ tự nguyện hiến tặng tim.

4. Tim từ người hiến tặng sẽ được ghép cho bệnh nhân phù hợp nhất dựa vào mẫu máu, kích thước cơ thể, và khoảng thời gian bệnh nhân chờ đợi. Những trái tim này cũng được kiểm tra viêm gan B, C và các virus gây suy giảm miễn dịch như HIV.

Quá trình ghép tim

Khi tim của người cho sẵn sàng, thì bệnh nhân sẽ được tiến hành ghép tim. Trái tim sẽ được bảo quản lạnh đặc biệt trong thời gian chờ ghép. Sau đó, quá trình phẫu thuật sẽ được thực hiện nhanh nhất có thể.

Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thay thế bằng tim phổi nhân tạo. Đây là dụng cụ giúp cơ thể nhận oxy và các chất dinh dưỡng từ máu ngay cả khi tim đang phẫu thuật.

Các bác sĩ sẽ lấy tim cũ của bệnh nhân ra ngoài, trừ vách ngăn phía sau của tâm nhĩ và buồng phía trên của tim. Phần phía sau tâm nhĩ của quả tim mới sẽ được mở và tim sẽ được khâu vào ngay.

Các mạch máu sau đó được kết nối giúp máu lưu thông qua tim và phổi. Khi tim được ấm lên nó sẽ bắt đầu đập, bác sĩ phải kiểm tra tất cả các mạch máu đã được kết nối chưa và buồng tim có bị rò rỉ trước khi thay thế tim nhân tạo.

Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh vi vì vậy phẫu thuật có thể kéo dài từ 4 đến 10 tiếng đồng hồ.

Sau khi ghép tim, cơ thể bệnh nhân không có sự phản ứng lại tức thì thì bệnh nhân có thể xuất viện sau 1 đến 16 ngày.

Rủi ro có thể xảy ra khi ghép tim?

Phần lớn các trường hợp tử vong khi ghép tim là do nhiễm trùng hoặc người nhận không thích ứng được.

Bệnh nhân khi dùng thuốc chống nhiễm kích ứng với ghép tim có thể gây suy thận, huyết áp cao, loãng xương và u lympho – một loại ung thư có ảnh hưởng đến các tế bào của hệ miễn dịch.

Gần 1/2 bệnh nhân ghép tim gặp các bệnh về động mạch vành. Nhiều người không có triệu chứng như các cơn đau thắt ngực do họ không có cảm giác với trái tim mới của mình.

Sự “phế bỏ” là gì?

Thông thường hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng. Khi các tế bào của hệ miễn dịch đi khắp cơ thể và phát hiện ra trái tim mới khác biệt với phần còn lại của cơ thể thì các tế bào này sẽ ra sức phá hủy nó. Để ngăn ngừa sự “phế bỏ” này, bệnh nhân cần dùng một loại thuốc là kháng chống miễn nhiễm để giúp ngăn ngừa và bảo vệ quả tim mới khỏi sự phá hủy của hệ thống miễn dịch. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc này để tránh tình trạng hệ miễn dịch tấn công quả tim mới.

Sự phá bỏ có thể diễn ra bất cứ lúc nào sau khi ghép, vì vậy bệnh nhân cần sử dụng thuốc trước khi ghép và tiếp tục dùng ngay sau đó.

Chăm sóc bệnh nhân ghép tim như thế nào?

Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận và liên tục để phát hiện kịp thời tình trạng cơ thể không thích ứng với quả tim mới. Bác sĩ sử dụng phương pháp sinh thiết để phát hiện các tế bào đang bị hư hại từ đó điều chỉnh lượng thuốc kháng chống miễn nhiễm.

Sinh thiết cơ tim thường được thực hiện hàng tuần trong 3 – 6 tuần đầu sau phẫu thuật, sau đó tiến hành hàng tháng trong năm đầu tiên và định kỳ hàng năm trong thời gian sau đó.

Sau khi ghép tim và trở về nhà, bạn có thể sinh hoạt và lưu ý những chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra khi có các biểu hiện sau đây:

  • Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C;
  • Các triệu chứng tương tự cảm cúm như: ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa;
  • Khó thở;
  • Đau ngực hoặc tức ngực;
  • Mệt mỏi hoặc có cảm giác bức bối;
  • Huyết áp tăng cao;
  • Theo dõi sự nhiễm trùng;
  • Nếu dùng quá nhiều thuốc ức chế miễn dịch, hệ miễn dịch có thể không còn nhanh nhạy và lúc này bệnh nhân dễ dàng mắc nhiễm trùng. Bệnh nhân cần phải theo dõi để thông báo với bác sĩ.

Các dấu hiệu trên có thể là triệu chứng của nhiễm trùng hoặc thải loại, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Đồng thời trong sinh hoạt, bạn nên:

  • Tập luyện cơ thể thường xuyên để cải thiện chức năng tim và chống béo phì.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không ăn những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo, không hút thuốc, uống rượu. Bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để có được một chế độ ăn uống hợp lý.
  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan