Lú lẫn

Lú lẫn là gì?

Lú lẫn là triệu chứng khiến người bệnh mất phương hướng, khó tập trung hay khó đưa ra quyết định. Đây là bệnh lý thường xảy ra ở người già, nhưng hiện nay cũng xuất hiện rất nhiều ở người trẻ do phong cách sống và tình trạng ô nhiễm. Triệu chứng phổ biến nhất là hay quên, hành vi không ăn nhập với môi trường và cảm xúc không ổn định. Dùng thuốc kết hợp với việc thay đổi thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lú lẫn.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của lú lẫn

  • Bệnh nhân mắc phải thường có biểu hiện ngơ ngác và mất phương hướng;
  • Bệnh nhân thường phản xạ ngôn ngữ chậm, nói lắp, hỏi đi hỏi lại mới trả lời được. Ấp úng và có khi không trả lời đúng trọng tâm;
  • Hành vi thường không ăn nhập với môi trường, lúc sững sờ im lặng, lúc thì bồn chồn hốt hoảng;
  • Thay đổi cảm xúc đột ngột;
  • Không biết mình đang ở đâu hay không nhận biết được người quen;
  • Hay nghi ngờ vô căn cứ;
  • Cảm xúc không ổn định;
  • Rối loạn ý thức;
  • Suy giảm trí nhớ, thường hay quên.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bản thân hoặc người nhà có dấu hiệu lú lẫn như chóng mặt, thở không đều, lẫn lộn, thường mất ý thức… thì bệnh nhân nên đến bệnh viện để được điều trị căn nguyên. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lú lẫn

  • Do trầm cảm.
  • Não bị hủy hoại do nhiều tai biến não nhỏ.
  • Mất nước ảnh hưởng lượng điện giải và gây hại cho cơ thể.
  • Do di truyền, virus.
  • Mất chức năng não ở người già.
  • Thiêu vitamin B12, niacin, thiamin.
  • Đường huyết thấp.

75% trường hợp lú lẫn diễn tiến âm thầm một thời gian khá lâu trước khi được phát hiện. Do bệnh nhân lảng tránh bệnh của mình, tuy nhiên các triệu chứng sẽ dần dần xuất hiện rõ ràng và không che đậy được nữa.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ lú lẫn?

Đây là bệnh có thể xảy đến với tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi hay giới tính.

Bệnh phổ biến hơn với những người lớn tuổi do chức năng trong cơ thể đã bị lão hóa. Tuy nhiên hiện nay, lú lẫn đang có dấu hiệu trẻ hóa do người trẻ không có lối sống khoa học.

Yếu tố làm tăng nguy cơ lú lẫn, bao gồm:

  • Tuổi tác cao.
  • Phục hồi sau phẫu thuật.
  • Lạm dụng ma túy.
  • Nghiện rượu, hút nhiều thuốc lá.
  • Bệnh lý não tiềm ẩn.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán lú lẫn

Bác sĩ sẽ hỏi triệu chứng và khám sức khỏe bệnh nhân để xác định bệnh và nguyên nhân gây nên. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, máu lắng tăng là biểu hiện thường thấy.
  • Đo điện não đồ.
  • Chụp CT, MRI giúp nhận biết bất thường trên phim.

Phương pháp điều trị lú lẫn hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu được chẩn đoán sớm bệnh nhân sẽ có cơ hội giảm bớt các triệu chứng và không để lại di chứng.

Các dược phẩm thường dùng: Tacrine với biệt danh là cognex, aricept (donepezil), rivastigmine hoặc exelon, galantamine (reminyl).

Có các nghiên cứu cho rằng sinh tố E, estrogen, một vài thảo dược như lá bạch quả cũng có công dụng phần nào.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của lú lẫn

Chế độ sinh hoạt:

  • Khuyến khích người bệnh vận động và sinh hoạt buổi sáng.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
  • Hạn chế sinh hoạt ở những nơi có môi trường độc hại.
  • Thư giãn đầu óc, hạn chế căng thẳng thần kinh.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Thực đơn cần xen kẽ nhiều món đảm bảo dinh dưỡng.
  • Cho bệnh nhân ăn nhiều bữa mỗi ngày.
  • Thực đơn ăn uống dinh dưỡng cân bằng, kiêng đồ nhiều dầu mỡ, đường và muối.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan