Mers

MERS là gì?

MERS hay còn gọi là hội chứng hô hấp Trung Đông, là căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus mới phát hiện được gọi là “Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus” (MERS-CoV), một dạng virus kết hợp giữa 2 yếu tố nguy hiểm: khả năng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao. Siêu vi coronavirus là một nhóm siêu vi thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Tìm hiểu chung

MESR là gì?

MERS hay còn gọi là hội chứng hô hấp Trung Đông, là căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus mới phát hiện được gọi là “Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus” (MERS-CoV), một dạng virus kết hợp giữa 2 yếu tố nguy hiểm: khả năng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao. Siêu vi coronavirus là một nhóm siêu vi thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của MERS

Người bị nhiễm MERS phát triển thành cấp tính có các triệu chứng như sốt, ho và thở dốc. Có 30% các trường hợp nhiễm bệnh bị tử vong, một số trường hợp khác được báo cáo là nhẹ.

Dịch bệnh có thể lây lan giữa những người tiếp xúc gần gũi.

Những biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh MERS

Khoảng 50% số trường hợp mắc bệnh MERS có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi nặng, suy thận và tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn ở trong vùng có nguy cơ lây lan dịch bệnh, hoặc tiếp xúc với những người mắc bệnh, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh MERS

Vẫn chưa biết được nguyên nhân gây bệnh MERS. Đã có nghiên cứu cho rằng virus gây bệnh lây nhiễm từ lạc đà sang người. Tuy nhiên cần có thêm thông tin để nhận biết vai trò của lạc đà, dơi, và các thú vật khác có thể có trong việc làm lan truyền MERS-CoV.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh MERS?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhóm nguy cơ cao là những người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mạn tính, những người bị bệnh miễn dịch. Do vậy, những đối tượng này nên tránh tiếp xúc với động vật, đặc biệt là lạc đà, nhất là khi đến các trang trại, chợ, chuồng trại những nơi virus Corona có khả năng phát triển.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh MERS

Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa cho MERS. Cũng như không có phương pháp điều trị nào cụ thể cho căn bệnh này. Chăm sóc y tế chỉ hỗ trợ và làm giảm triệu chứng.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của MERS

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước trong 20 giây. Nếu không có sẵn xà bông và nước, hãy dùng thuốc rửa tay có chất cồn.
  • Che mũi, miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và vứt khăn vào sọt rác. Nếu bạn không có khăn giấy, hãy ho hoặc hắt hơi vào cánh tay trên của mình.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của mình bằng tay chưa rửa sạch. Tránh tiếp xúc gần gũi (hôn, dùng chung ly tách, hoặc dùng chung đồ dùng ăn uống, v.v.) với người bệnh.
  • Chùi sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt chạm vào, và tay nắm cửa ra vào.
  • Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, đặc biệt là lạc đà và voi.
  • Tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc để có được sức khỏe tốt nhất.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh nếu bạn có những dấu hiệu bệnh liên quan đến hô hấp, mang khẩu trang để bảo vệ những người xung quanh.
  • Nếu bạn tiếp xúc với người bệnh, hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Hoãn các chuyến đi nước ngoài cho đến khi có kết quả chính thức.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan