Sỏi tiết niệu

Tìm hiểu chung

Sỏi tiết niệu là gì?

Bệnh sỏi tiết niệu là bệnh bao gồm các loại: sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản và cả sỏi niệu đạo, thường là do sỏi từ bên trên đi xuống. Bệnh này thường kéo dài nhiều năm và thường xảy ra ở người lớn tuổi, ít trường hợp xuất hiện ở trẻ em.

Bệnh sỏi tiết niệu là bệnh thường xảy ra ở thận, còn sỏi niệu đạo thì chỉ xảy ra ở nam giới vì niệu đạo dài nên sỏi khó thoát theo dòng nước tiểu.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của sỏi tiết niệu

Bệnh sỏi tiết niệu có các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến, đó là:

  • Nước tiểu xuất hiện máu;
  • Tiểu buốt, tiểu mỗi lần ra rất ít nước;
  • Đau vùng bụng dưới, vùng thắt lưng, đau bên sườn;
  • Các cơn đau quặn, nhói ở thận.

Ngoài ra, còn có các dấu hiệu, triệu chứng khác nhưng chỉ xảy ra ở số ít bệnh nhân nên không được đề cập đến.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến sỏi tiết niệu

Những nguyên nhân dưới đây là những nguyên nhân cơ bản nhất gây bệnh sỏi tiết niệu, bao gồm:

  • Uống ít nước, ăn quá nhiều đạm và tinh bột gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Nồng độ canxi trong máu cao khiến các phân tử canxi thừa có khả năng tích tụ, kết hợp lại với nhau.
  • Đổ mồ hôi nhiều và nước tiểu bị cô đặc thành các tinh thể.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc sỏi tiết niệu?

Bệnh sỏi tiết niệu có thể xảy đến bất kỳ lứa tuổi hay giới tính nào, tuy nhiên người lớn tuổi có tỉ lệ mắc bệnh này khá cao, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu, bao gồm:

  • Người có tiền sử mắc các bệnh về thận khiến chức năng thận suy giảm.
  • Người bệnh tiểu đường.
  • Người suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.
  • Tiền sử gia đình: người thân mắc bệnh sỏi tiết niệu hoặc các bệnh về đường tiết niệu thì nguy cơ con cái mắc bệnh càng cao.
  • Người cao tuổi.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sỏi tiết niệu

  • Bước đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám tổng quát và điều tra bệnh sử của bệnh nhân và gia đình của bệnh nhân.
  • Kế tiếp, bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu để xem nồng độ canxi, protein trong máu có cao không, trong nước tiểu có xuất hiện các khoáng chất hay vi khuẩn, virus nào gây bệnh hay không. Nếu kết quả chưa rõ ràng, bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang, CT hoặc MRI để tìm kết quả xác thực nhất.
  • Sau cùng, dựa vào kết quả có được, các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chuẩn nhất và giải pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

Phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả

Điều trị sỏi tiết niệu chủ yếu là dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

  • Thuốc kháng sinh để ngăn chặn các tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, các cơ quan kề cận.
  • Thuốc tan sỏi đối với các viên sỏi nhỏ, có thể tan và theo đường nước tiểu ra ngoài.
  • Thuốc lợi tiểu để tăng cường đào thải nước tiểu, giảm bớt áp lực lên đường tiết niệu.
  • Thuốc điều chỉnh huyết áp.
  • Thuốc giảm đau để giảm các cơn đau co thắt ở đường tiết niệu, các cơ quan lân cận.
  • Phẫu thuật: Đối với những viên sỏi có kích thước lớn hoặc quá lớn, gây tắc nghẽn đường tiểu trong một thời gian tương đối dài.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sỏi tiết niệu

  • Thăm khám định kỳ để quá trình theo dõi bệnh được liên tục.
  • Uống nhiều nước.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu.
  • Không hút thuốc lá, hoặc uống rượu, bia, các chất kích thích vì gây suy chức năng thận, đường tiết niệu.
  • Uống thuốc đúng liều, đúng giờ; tuyệt đối không bỏ thuốc hay tự ý mua thuốc uống mà không nằm trong chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Tham khảo chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh, phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
  • Có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra phải liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được cung cấp giải pháp phù hợp cho vấn đề đang gặp phải.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan