Tinh trùng loãng

Tinh trùng loãng là gì?

Tinh trùng loãng là hỗn hợp dịch giữa tinh trùng và dịch của nhiều tuyến sinh dục tiết ra (như dịch của mào tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt) có sự bất thường về một trong những thành phần của nó khiến cho dương vật hoặc không có tinh trùng hoặc không đủ số lượng và chất lượng tinh trùng, đồng thời không đủ các chất thiết yếu nuôi và bảo vệ tinh trùng.

Tìm hiểu chung

Tinh trùng loãng là gì?

Tinh trùng loãng là hỗn hợp dịch giữa tinh trùng và dịch của nhiều tuyến sinh dục tiết ra (như dịch của mào tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt) có sự bất thường về một trong những thành phần của nó khiến cho dương vật hoặc không có tinh trùng hoặc không đủ số lượng và chất lượng tinh trùng, đồng thời không đủ các chất thiết yếu nuôi và bảo vệ tinh trùng.

Bệnh cũng chính là nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới nên cần được lưu ý và chữa trị sớm.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị tinh trùng loãng

  • Tinh trùng loãng thường đi kèm tình trạng tinh dịch ít;
  • Tinh dịch lúc đầu có thể như nước lã, sau thì trong như nước vo gạo;
  • Có thể hơi nhầy;
  • Ngửi có mùi tanh;
  • Tinh dịch có máu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu nam giới nhận thấy biểu hiện như lượng tinh trùng phóng vào âm đạo ít, loãng, không đông đặc ngay sau khi xuất tinh và có mùi hơi tanh thì đó chính là dấu hiệu thông báo bạn đã mắc chứng tinh trùng loãng.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến tinh trùng loãng

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh thường do:

  • Các thuốc Steriod mang đến nhiều tác dụng phụ khá nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm những tổn hại ở gan, làm tăng lượng Cholesterol có hại, gây ra các cơn giận, kìm hãm sự phát triển, gây ra tình trạng hói đầu, gây vô sinh tạm thời cùng với những rắc rối cho thận.
  • Lạm dụng thuốc kích thích, thuốc gây nghiện.
  • Dùng nhiều chất cồn.
  • Thiếu hụt vitamin C làm cho khả năng ham muốn và mức độ di chuyển linh hoạt của tinh trùng bị suy giảm.
  • Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra vô số các căn bệnh khác nhau từ các loại ung thư cho đến bệnh liệt dương, nó còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng cũng như khả năng hoạt động của chúng.
  • Tập luyện thể thao quá mức.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng.
  • Sự gia tăng nhiệt độ, đàn ông thường mặc quần lót chật hầu như đều phải đối mặt với những rắc rối về vấn đề sản xuất và khả năng di động của tinh trùng. Tắm nước nóng hoặc sử dụng hệ thống bồn tắm thủy lực cũng có thể gây ra những vấn đề tương tự. Nên cần giữ cho tuyến sinh dục luôn khô và mặc quần áo rộng, thoáng mát.
  • Thuốc và tia xạ. Thường xuyên dùng thuốc an thần, thuốc chống ung thư có thể gây trở ngại cho sự phát triển của tinh trùng. Đồng thời, thường xuyên chịu ảnh hưởng của tia xạ cũng sẽ dẫn đến biến dạng nhiễm sắc thể tinh trùng.
  • Những hiểm nguy từ môi trường: Tránh tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, những hóa chất độc hại, các kim loại nặng, chì và những dung môi hữu cơ cũng như tránh xa những môi trường độc hại, nhiều ô nhiễm.
  • Tâm tư buồn bã, ưu phiền cũng có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh và chức năng bài tiết, dẫn đến rối loạn chức năng, nghiêm trọng có thể dẫn đến vô sinh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc tinh trùng loãng?

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh nếu:

  • Hút thuốc lá.
  • Uống rượu.
  • Sử dụng các loại thuốc trái phép.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Một số bệnh nhiễm trùng trong quá khứ hoặc hiện tại.
  • Tiếp xúc với các chất độc hại.
  • Tinh hoàn quá nóng hay bị chấn thương.
  • Rối loạn sinh sản bẩm sinh hoặc có người thân trong gia đình có rối loạn sinh sản.
  • Một số bệnh trạng nhất định, bao gồm khối u và bệnh mãn tính.
  • Đang điều trị ung thư, như xạ trị.
  • Dùng một số thuốc nhất định.
  • Đã từng thắt ống dẫn tinh hoặc phẫu thuật bụng hoặc chậu lớn.
  • Có bệnh sử tinh hoàn ẩn – tinh hoàn đi lạc.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp dùng để xét nghiệm và chẩn đoán tinh trùng loãng

Bệnh nhân nếu nghi ngờ mắc phải sẽ được bác sĩ hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Đồng thời tiến hành xét nghiệm tinh dịch: Khối lượng mỗi lần xuất tinh, mật độ tinh trùng, độ di động, đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu trong 1ml tinh dịch.

Phương pháp điều trị tinh trùng loãng hiệu quả

Việc điều trị ở mỗi người là khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Loại trừ các nguyên nhân gây hiện tượng tinh trùng loãng, kết hợp tập luyện thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, có chế độ ăn uống đầy đủ, ăn nhiều rau xanh, đạm (ưu tiên ăn nhiều hải sản), tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Sử dụng thuốc làm tăng số lượng tinh trùng theo đơn của bác sĩ, kết hợp với các loại thảo dược làm tăng khả năng hormone nam giới Testosteron một cách tự nhiên và bổ sung kẽm.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tinh trùng loãng

Chế độ sinh hoạt:

Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách sinh hoạt khoa học và điều độ.

  • Tập thể dục thường xuyên nhưng tránh vận động quá sức.
  • Giảm căng thẳng: Duy trì tâm trạng vui vẻ.
  • Chờ đợi 3 ngày giữa các lần xuất tinh.
  • Không quan hệ tình dục với tần xuất nhiều.
  • Bỏ các thói quen xấu và chất kích thích.
  • Mặc đồ lót rộng rãi.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng các loại thuốc tân dược có thể ảnh hưởng đến tinh trùng.
  • Tránh xa khói thuốc, môi trường hóa chất.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học.
  • Nên ăn các thực phẩm từ động vật (trứng, thịt, cá…) để duy trì hàm lượng kẽm cần thiết trong cơ thể.
  • Bổ sung vitamin C giúp tăng khả năng ham muốn và tăng mức độ di chuyển linh hoạt của tinh trùng.
  • Bổ sung lượng nước cần thiết.
  • Sử dụng thêm các sản phẩm có chứa L-arginine, ZinC (kẽm).
  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Không để đói.
  • Sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan