Suy buồng trứng sớm

Suy buồng trứng sớm là gì?

buồng trứng sớm là bệnh lý suy giảm chức năng buồng trứng trước tuổi 40. Các buồng trứng bị suy yếu sẽ không sản xuất đủ số lượng hormone như bình thường nên gây vô sinh, loãng xương và trầm cảm. Nếu bệnh xảy ra với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể gây nên tình trạng vô sinh. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh sớm hết kinh nguyệt và không thể mang thai trong khi những người suy buồng trứng sớm vẫn có thể có kinh nguyệt không đều và có thể mang thai.

Tìm hiểu chung

Suy buồng trứng sớm là gì?

Suy buồng trứng sớm là bệnh lý suy giảm chức năng buồng trứng trước tuổi 40. Các buồng trứng bị suy yếu sẽ không sản xuất đủ số lượng hormone như bình thường nên gây vô sinh, loãng xương và trầm cảm.

Nếu bệnh xảy ra với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể gây nên tình trạng vô sinh. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh sớm hết kinh nguyệt và không thể mang thai trong khi những người suy buồng trứng sớm vẫn có thể có kinh nguyệt không đều và có thể mang thai.

Đây là đặc điểm nổi bật giúp ta phân biệt hiện tượng suy buồng trứng sớm với nhiều loại bệnh cùng chung triệu chứng.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị suy buồng trứng sớm

Dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt biểu hiện ở việc chu kỳ không đều hoặc mất kinh từ 3 tháng trở lên ở phụ nữ dưới 40 tuổi.

Bên cạnh đó bệnh nhân cũng có thể đi kèm một số triệu chứng như: tính tình thay đổi, dễ bị kích động; tóc bạc sớm, dễ bực bội, ra mồ hôi trán và đầu, vã mồ hôi về đêm, khó ngủ, ít quan tâm đến tình dục, âm đạo khô và đau khi quan hệ, khô da, ngứa da, hay nóng trong người, khát nước, đau lưng, mỏi gối…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu phụ nữ có bất kỳ dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nào đi kèm với một số biểu hiện nêu trên thì hãy đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám sớm. Bệnh nếu để lâu có thể dẫn đến các biến chứng không đáng có như: vô sinh, loãng xương, bệnh tim hay trầm cảm…

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến suy buồng trứng sớm

  • Do bất thường di truyền: Liên quan đến NST X như hội chứng Turner.
  • Tổn thương buồng trứng do tự miễn: Bao gồm các rối loạn tự miễn của những bệnh lý thuộc về nội tiết hay không thuộc về nội tiết đều có thể liên quan đến bệnh.
    • Các bệnh lý tự miễn nội tiết: Tuyến giáp, suy tuyến cận giáp, tiểu đường…
    • Các bệnh lý tự miễn không liên quan nội tiết: Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh bạch tạng, hói đầu, viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus hệ thống…
  • Kháng thể kháng buồng trứng.
  • Do hóa trị hay xạ trị.
  • Sau phẫu thuật vùng chậu gây tổn hại buồng trứng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh suy buồng trứng sớm?

Đây là bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong số các phụ nữ. Cần lưu ý rằng tiền sử gia đình cũng là mối nguy cơ khiến bạn mắc phải cao hơn.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán suy buồng trứng sớm

  • Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Các xét nghiệm có thể được chỉ định như:
    • Xét nghiệm thai kỳ (huyết thanh HCG) để phát hiện thai nhi.
    • Đo nồng độ FSH và estrogen trong máu.
    • Các xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm hormone kích thích nang trứng (FSH), xét nghiệm hormone Luteinizing (LH) và xét nghiệm Estradiol huyết thanh.
    • Phân tích các nhiễm sắc thể cũng có thể được thực hiện để tìm kiếm bất thường.

Phương pháp điều trị suy buồng trứng sớm hiệu quả

  • Điều trị hormone thay thế: Bệnh nhân được bổ sung estrogen để ngăn ngừa loãng xương, điều trị các cơn bốc hỏa dưới dạng thuốc viên, miếng dán, kem hoặc thông qua vòng âm đạo. Progesterone thường được chỉ định cùng với estrogen.
  • Điều trị hiếm muộn: Dùng corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate… để phục hồi chức năng của buồng trứng.
  • Canxi và vitamin D cũng cần được bổ sung.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của suy buồng trứng sớm

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
  • Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học.
  • Bổ sung canxi và vitamin D.
  • Tập thể dục điều độ và cai thuốc lá.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì số cân chuẩn và tránh stress kéo dài sẽ giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh.

  • Nếu chưa muốn có con, hãy tránh thai hiệu quả để tránh nạo hút thai.
  • Hạn chế dùng thuốc giảm đau.
  • Giữ thói quen đi khám phụ khoa thường xuyên.
  • Không nên lạm dụng các loại thuốc nội tiết tố.
  • Tránh bức xạ máy tính càng nhiều càng tốt.
  • Bổ sung nhiều sắt khi trong kỳ kinh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan