Bạch biến

Tìm hiểu chung

Bạch biến là gì?

Bạch biến là bệnh da bị mất sắc tố melanin mãn tính, khiến một số vùng da trên cơ thể bị mất màu. Đây là một căn bệnh lành tính, không lây nhiễm nhưng làm mất thẩm mỹ của làn da, khiến người bệnh cảm thấy e dè khi tiếp xúc với người khác. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở vùng mu bàn tay, mặt, nách và cổ.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bạch biến

Bạch biến rất dễ được nhận biết bởi các dấu hiệu sau đây:

  • Xuất hiện những mảng trắng ở bất kỳ vì trị nào trên cơ thể, đặc biệt là vùng môi, mi mắt, mặt, cổ, tay, chân;
  • Kích thước ban đầu khoảng vài mm và sau đó lan rộng; có thể đến 15 cm;
  • Các mảng trắng có giới hạn rõ ràng, nhưng thường có khuynh hướng liên kết với nhau tạo thành mảng lớn;
  • Hình dạng chủ yếu là hình tròn;
  • Lông, tóc trong các vùng bạch biến cũng mất sắc tố và chuyển màu;
  • Có thể gây đau, ngứa; ngoài ra không có triệu chứng nào đặc biệt.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh bạch biến có tiến triển rất thất thường và rất hiếm có trường hợp tự khỏi. Vì thế, khi thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện nhưng đốm trắng nhỏ, bạn cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bạch biến lây lan và khó ngăn chặn.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bạch biến

Bạch biến chiếm từ 1 – 4% dân số và xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc. Hiện nay, xác định nguyên nhân gây bạch biến vẫn là vấn đề chưa ai lý giải.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải bạch biến?

Người ta chỉ tìm ra một vài yếu tố có thể tác động gây hiện tượng bạch biến trên da như:

  • Di truyền: Bạch biến có thể di truyền trong gia đình; những người có tiền sử gia đình bị bạch biến hoặc tóc bạc sớm thì có nguy cơ mắc bệnh bạch biến cao hơn.
  • Xuất hiện sau chấn thương, xúc cảm mạnh, phơi nắng.
  • Căng thẳng quá độ.
  • Tiếp xúc với các chất như thiol, phenol.
  • Có thể có liên quan đến bệnh đái tháo đường, thiếu máu ác tính, bệnh tuyến giáp hoặc các bệnh khác có liên quan đến tự miễn dịch.
  • Thường xảy ra ở người dưới 20 tuổi.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bạch biến

Bệnh bạch biến có thể được chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng nếu trên, kèm theo một số chẩn đoán phân biệt với bệnh bạch tạng, lang ben, phong bất định, di chúng sau zona, vảy nến.

Phương pháp điều trị bạch biến hiệu quả

Đây là một trong những căn bệnh được xếp vào loại khó điều trị, hoặc điều trị cũng có thể cho kết quả thất thường; cũng rất ít thấy có khả năng tự khỏi hẳn. Trong điều trị bạch biến thường áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Sử dụng các thuốc làm da tăng độ nhạy cảm với ánh nắng, kích thích sắc tố melanin trong da hoạt động.
  • Sử dụng thuốc bôi melanin và kết hợp phơi nắng.
  • Bôi corticoid tăng cường miễn dịch.
  • Phẫu thuật da.
  • Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân hạn chế căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái và không mặc cảm khi tiếp xúc.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bạch biến

Một số thói quen sinh hoạt lành mành sẽ giúp hạn chế sự phát triển của bệnh và giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp:

  • Dùng mỹ phẩm làm mờ các vết bạch biến khi tiếp xúc với người khác.
  • Dùng kem chống nắng với chỉ số SPF 15+ ở vùng da bị bệnh.
  • Liên hệ với bác sĩ khi gặp tình trạng da bị đỏ, rộp trong quá trình chữa trị hoặc khi da xuất hiện những triệu chứng mới bất thường.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan