Bỏng da

Bỏng da là gì?

Bỏng da là tên gọi dùng để chỉ những tổn thương trên da do tác động của nhiệt, điện, ma sát,… gây ra. Tùy vào mức độ mà người ta chia thành 4 cấp độ bỏng. Trong đó, cấp độ 4 là mức độ bỏng nặng nhất có thể ảnh hưởng sâu đến các mô và xương của cơ thể. Bỏng làm da đau rát, có thể phá hủy lớp biểu bì và chảy máu, mủ. Nếu biết cách sơ cứu ngay khi bị bỏng, bạn có thể cứu vãn được làn da. Trong trường hợp bỏng nghiêm trọng có thể phải dùng đến phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các mô đã chết.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bỏng da

Tùy vào mức độ bỏng và nguyên nhân gây bỏng mà sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.

4 cấp độ của bỏng:

  • Cấp độ 1: Chỉ ảnh hưởng đến lớp da ngoài cùng (lớp thượng bì), thường làm da bị đỏ, đau và rát.
  • Cấp độ 2: Ảnh hưởng đến lớp da ở vùng trung bì hoặc cả hạ bì. Vết bỏng không chỉ có hiện tượng như cấp độ 1 mà còn bị nổi mụn nước và rỉ dịch.
  • Cấp độ 3: Vết bỏng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các lớp da và đến cả xương. bạn sẽ không cảm thấy đau nhiều nếu bỏng không chạm vào các dây thần kinh nhưng vùng da bị ảnh hưởng sẽ thay đổi màu sắc, có thể bị cháy đen hoặc trông nhợt nhạt.
  • Cấp độ 4: Mức độ bỏng nghiêm trọng nhất. Bỏng ăn sâu vào mô, cơ, xương và các dây thần kinh. Do mức độ bỏng cực nặng nên da có thể sẽ rỉ máu lẫn mủ, gây đau rát và phá hủy các tế bào da bị tổn thương.

Biến chứng có thể gặp khi bị bỏng da

Da là lớp ngoài cùng bao bọc và bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu từ môi trường. Khi bị bỏng, cấu trúc da sẽ bị phá hủy và có thể mất đi chức năng của nó. Dù bỏng ở cấp độ nào, nếu không sơ cứu và điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trong cho da như da bị hoại tử, nhiễm trùng da và ảnh hưởng đến một số các cơ quan khác trong cơ thể.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bỏng nhẹ như chỉ bị đỏ hoặc rát do do cháy nắng, bạn có thể học cách sơ cứu để tự điều trị tại nhà. Nhưng nếu bỏng kèm theo các vấn đề khác như: đau rát dai dẳng; có hiện tượng rỉ dịch; khó thở, ho; vết bỏng lâu lành; bỏng cấp độ 3 và 4; bỏng ở trẻ em dưới 5 tuổi, người có hệ miễn dịch yếu;… thì cần phải đến các trung tâm y tế gần nhất để kịp thời sơ cứu và ngăn bỏng ảnh hưởng xấu đến các mô và cơ quan khác.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bỏng da

Bỏng da thường đực phân loại theo nguyên nhân gây bỏng, bao gồm:

  • Bỏng nhiệt.
  • Bỏng lạnh.
  • Bỏng hóa chất.
  • Bỏng do thực phẩm.
  • Bỏng bức xạ.
  • Bỏng do ma sát, cọ xát.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị bỏng da?

Bỏng da có thể ảnh hưởng đến bất kì ai nếu như tiếp xúc với các nguyên nhân gây bỏng. Đối với trẻ en, khả năng bị bỏng sẽ cao hơn vì trẻ không tự ý thức được tác nhân gây bỏng cũng như việc bảo vệ bản thân khỏi các tác nhân đó.

Bạn có thể phòng tránh bỏng bằng việc giảm các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bỏng da

Bạn có thể sẽ bị bỏng khi để da tiếp xúc với các yếu tố sau:

  • Tiếp xúc với lửa, nước sôi, hoi nước nóng, hoặc các vật dụng, chất lỏng có nhiệt độ cao.
  • Nước đá, băng tuyết, nhiệt độ thấp (thường những người không quen sống trong vùng lạnh giá có khả năng bị xốc nhiệt hoặc bỏng nhiệt khi bị thay đổi môi trường sống).
  • Các loại hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa trong gia đình đều có khả năng ăn mòn và gây bỏng; dù ở dạng rắn, lỏng hay khí.
  • Tiếp xúc với gia vị có tính cay nóng như tỏi, ớt
  • Tia cực tím của ánh nắng mặt trời, tia X, xạ trị ung thư.
  • Khi da ma sát với các mặt phẳng bằng một lực mạnh đều có thể gây bỏng da như ma sát với mặt đường, mặt bàn,…

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bỏng da

Các bác sĩ có thể chẩn đoán bỏng da bằng cách:

  • Quan sát các tổn thương trên bề mặt da; đồng thời xác định cấp độ của bỏng da và xem nó đã ảnh hưởng đến những bộ phận nào trên cơ thể.
  • Hỏi bạn một số câu hỏi như thời điểm bị bỏng, bạn đã sơ cứu vết bỏng bằng cách nào; những chất khiến bạn bị bỏng là gì, ngoài bị đau rát ở vùng da bị ảnh hưởng bạn có cảm thấy khó chịu ở phần nào khác trên cơ thể hay không?
  • Các xét nghiệm khác có thể đi kèm để phục vụ cho việc chẩn đoán như chụp X-quang, xét nghiệm máu toàn diện (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

Phương pháp điều trị bỏng da hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ bỏng và vị trí bị tổn thương mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng là:

  • Dùng nước để làm sạch vết thương và làm dịu những vùng da bị bỏng.
  • Truyền dịch vào đường tĩnh mạch khi bỏng ở cấp độ nghiêm trọng để tránh bị mất nước và suy các cơ quan.
  • Cho bệnh nhân uống thuốc an thần và giảm đau để giúp bệnh nhân quên đi đau đớn do vết bỏng gây ra.
  • Dùng thuốc mỡ bôi ở vùng da bị bỏng để hạ nhiệt, giữ ẩm cho da, tránh tình trạng nhiễm trùng da và giúp vết thương mau lành.
  • Sau khi bôi thuốc mỡ, bác sĩ có thể tiến hành dùng gạc y tế để băng vết thương, giúp da bị bỏng không va chạm với bên ngoài, tránh nhiễm trùng da.
  • Vật lí trị liệu: Nếu bỏng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cơ, dây thần kinh và xương khớp. bạn có thể phải tiến hành vật lí trị liệu để làm căng da và giúp các khớp hoạt động bình thường.
  • Bác sĩ có thể tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng và tim vắc-xin phòng ngừa uốn ván sau bỏng.
  • Nếu bỏng nặng làm hoại tử tế bào ở da có thể sẽ phải tiến hành nạo da.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp sơ cứu khi bị bỏng

Ngay khi bị bỏng da, bạn cần sơ cứu kịp thời để hạn chế vết bỏng ăn sâu vào da trước khi đến bệnh viện để điều trị. Ngoài ra các phương pháp này có thể giúp bạn không cần đến sự chăm sóc y tế đối với trường hợp vết bỏng nhẹ. Tùy vào từng loại nguyên nhân gây bỏng sẽ có các phương pháp khác nhau, bao gồm:

  • Để vết bỏng dưới vòi nước mát để làm hạ nhiệt độ của vết bỏng và loại bỏ chất làm bỏng nếu nguyên nhân là do háo chất gây ra.
  • Dùng gel lô hội hoặc kem mỡ để bôi lên vết bỏng nhằm giúp cho vết bỏng dịu lại và không bị nhiễm trùng, mau lành vết thương.
  • Có thể dùng gạc băng lại vết bỏng và sau đó đến cơ sở y tế gần nhất nếu như vết bỏng nghiêm trọng.
  • Uống thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen và acetaminophen. các thuốc này đều có bán tại các nhà thuốc.
  • Tuyệt đối không nên chọc các mụn nước nếu chúng xuất hiện trên vết bỏng vì có khả năng gây nhiễm trùng. Thay vào đó bạn nên để mụn nước tự vỡ rồi rửa vết thương với nước sạch, dùng kem mỡ chứa kháng sinh bôi lên vết thương và đắp lại bằng gạ y tế để giúp vết thương mai lành.
  • Dùng kem chống nắng với chỉ số SPF 15+ để bảo vệ da khỏi nhiệt từ ánh sáng mặt trời và tia cực tím.
  • Nếu điều trị tại nhà không mang lại kết quả, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan