Chàm

Chàm là gì?

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema (viêm da cơ địa), là tình trạng da bị viêm nhiễm và có hiện tưởng sẩn mụn nước trên bề mặt da. Chàm do nhiều yếu tố tác động gây nên, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ngại giao tiếp với người khác và làm giảm chất lượng cuộc sống. Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 25% dân số bị mắc chứng bệnh này.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của chàm

Chàm là căn bệnh mãn tính, thường bùng phát rất nhanh nhưng sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần và tái đi tái tái lại theo chu kì. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh chàm bao gồm:

  • Da khô ráp, dày, thậm chí gây nứt nẻ và tạo nên các vết thương hở khiến chảy máu, nhiễm trùng;
  • Ngứa dai dẳng, đặc biệt ngứa nhiều vào ban đêm;
  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ, có thể chứa dịch bên trong;
  • Da dễ nhạy cảm, trầy xước, phù nề khi có ngoại lực tác động.

Các triệu chứng trên là biểu hiện cơ bản của bệnh chàm. Một số yếu tố bên ngoài có thể khiến bệnh trở nên tầm trọng hơn là:

  • Da ở tình trạng khô thường xuyên;
  • Do bị ngứa nên cào, gãi quá mạnh dẫn đến tổn thương da và nhiễm trùng vết thương;
  • Có vi khuẩn, vi rút trên da; đặc biệt người ta tìm thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus hầu hết đều xuất hiện trên da người bị chàm;
  • Căng thẳng, lo âu quá độ;
  • Tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa mà không có biện pháp bảo vệ da;
  • Tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hóa, khói thuốc hay môi trường không khí ô nhiễm;
  • Đổ nhiều mồ hôi;
  • Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm bên ngoài và làm ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể;
  • Dùng các loại thực phẩm như cá, trứng, sữa, đậu nành, đậu phộng, lúa mì ở trẻ

Nhưng triệu chứng của bệnh có thể đã bắt đầu xuất hiện ở trẻ trước 5 tuổi và kéo dài đến về sau. Đây là căn bệnh mạn tính nhưng có một số trường hợp bệnh bùng phát qua một cơn rồi hết hẳn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu không điều trị, chàm có thể gây nên một số biến chứng bao gồm bệnh hen suyễn, nhiễm trùng da, gây nên các bệnh về mắt và các bệnh chàm ở nhiều thể khác. Vì thế, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn khi cơ thể có những dấu hiệu sau:

  • Da đợt nhiên xuất hiện cấc vệt đỏ, có mủ, vảy da chuyển vàng.
  • Thị lực có sự thay đổi xấu đi.
  • Sau khi tự điều trị bằng thuốc bôi ngoài da, bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Không thể tập trung làm việc do bị ngứa da dai dẳng.

Vì cơ địa mỗi người là khác nhau, các triệu chứng bên trên có thể do bệnh chàm gây ra hoặc không, nên khi phát hiện có những biểu hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm

Da khỏe mạnh là nhờ được nhiều chất bảo vệ. Việc tổng hợp các chất này liên quan đến một số gen. Khi các gen bị lỗi sẽ khiến da không còn được bảo vệ và rất dễ bị tấn công bởi nhiều yếu tố. Về căn bản, có hai yếu tố chính có thể gây nên tình trạng này là cơ địa và dị ứng nguyên.

Cơ địa:

  • Tiền sử gia đình có người bị đã từng mắc phải dị ứng cơ địa.
  • Một số tác nhân bên trong cơ thể gây nên; nó có thể là sự ảnh hưởng của các bệnh về thận, viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng…

Dị ứng nguyên:

  • Dùng các thuốc dễ gây phản ứng hóa học.
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.
  • Các tác động về nhiệt ảnh hưởng đến da như ánh sáng, thiếu độ ẩm, ma sát,…
  • Da khô.
  • Căng thẳng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh chàm?

Bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, nhưng không loại trừ khả năng bệnh xuất hiện ở người lớn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm, bao gồm:

  • Trong gia đình có người từng mắc bệnh chàm.
  • Những người sông trong các khu vực đô thị, dễ bị ô nhiễm và người thường xuyên tiếp xúc với háo chất độc hại.
  • Mắc chứng rối loạn tăng động.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh chàm

Dựa vào một số biểu hiện lâm sàng và tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình, bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh chàm. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng một số kiến thức về thương tổn cơ bản của bệnh để chẩn đoán phân biệt với các bệnh da liễu khác có những biểu hiện tương tự.

Phương pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả

Trong điều trị bệnh chàm, một số nguyên tắc cần được tuân thủ bao gồm:

  • Tìm nguyên nhân gây bệnh để hạn chế tiếp xúc.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn thức ăn dạng lỏng, không sử dụng muối nêm nếm thức ăn khi bệnh mới bùng phát, không dùng các loại thức uống chứa cồn, chất kích thích, thuốc lá và các loại hải sản, thực phẩm còn sống chưa qua chế biến.
  • Khi bệnh nhân chàm đang trong giai đoạn điều trị căn bệnh khác, cần nên nói rõ với bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng.
  • Không tiếp xúc với các loại háo chất độc hại.
  • Nghỉ ngơi tuyệt đối trong giai đoạn đầu của bệnh, tránh căng thẳng kéo dài.
  • Không làm các hành động có thể dẫn đến nhiễm trùng vết chàm.
  • Kết hợp dùng thuốc uống và bôi ngoài da.

Một số loạithuốc có thể được kê đơn để điều trị bệnh chàm:

  • Corticosteroid.
  • Hydrocortisone.
  • Thuốc kháng histaminel.
  • Thuốc an thần.
  • Vitamin C liều cao.

Tùy vào mỗi gia đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp với bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chàm

Ngoại trừ những tác nhân bên trong gây bệnh, một số biện pháp tại nhà có thể giúp chúng ta kiểm soát bệnh chàm từ bên ngoài là:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên, ít nhất hai lần 1 ngày bằng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần nhẹ dịu hoặc các phương pháp thiên nhiên.
  • Tắm với nước ấm.
  • Mặc quần áo có chất liệu cotton hoặc các chất liệu thoáng mát, không gây hầm, bí da.
  • Tuyệt đối không căng thẳng, lo âu.
  • Đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bất thường, không được tự ý điều trị.
  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan