Dày sừng ánh sáng

Tìm hiểu chung

Dày sừng ánh sáng là gì?

Dày sừng ánh sáng hay dày sừng quang hóa là một bệnh về da liễu hiếm gặp. Biểu hiện cơ bản của bệnh là da dày, tăng sừng, thô ráp ở những vùng da bị phơi nắng nhiều. Bệnh được xem là giai đoạn khởi phát của ung thư da tại chỗ (ung thư không xâm lấn các mô khác).


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của dày sừng ánh sáng

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh dày sừng ánh sáng gồm:

  • Da dày, tăng sừng, thô ráp và có đường kính khoảng 2.5 cm;
  • Những nốt sần sùi xuất hiện dày đặc trên vùng da bị dày sừng;
  • Da dày sừng có màu đỏ, nâu hoặc hồng;
  • Da nóng, ngứa;
  • Thường biểu hiện ở vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời như đỉnh đầu, mặt, cổ, cánh tay, mu bàn tay.

Dày sừng ánh sáng được cho là một bệnh mang dấu hiệu ung thư nhưng thực chất thì nó chưa hẳn là ung thư, nó được xem như tổn thương giai đoạn tại chỗ của ung thư da tế bào gai, và không có dấu hiệu lây lan sang các mơ tế bào khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Về lâu dài, những tổn thương trên da có thể biến mất, vẫn giữ nguyên hiện trạng cũ hoặc phát triển thành ung thư tế bào gai nhưng không có cách nào để biết xác thực bệnh có chuyển thành ung thư hay không. Vì thế, nếu có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm, hy vọng có thể ngăn cản bệnh phát triển.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến dày sừng ánh sáng

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời ở tần suất cao chính là nguyên nhân phổ biến gây dày sừng ánh sáng.

Một số ít trường hợp bệnh dày sừng ánh sáng do tiếp xúc nhiều với tia X hay một số chất hóa học công nghiệp gây ra.

Bệnh thường gặp ở những người da trắng, mắt xanh ở từ 30 hoặc 40 tuổi trở lên.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải bệnh dày sừng ánh sáng?

Những người có nguy cơ mắc bệnh dày sừng ánh sáng:

  • Chủng tộc da trắng, tóc vàng, mắt xanh.
  • Độ tuổi từ 40 tuổi trở lên.
  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh dày sừng ánh sáng, bao gồm:

  • Sống hoặc làm việc ở nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng.
  • Người có tạng da trắng, tóc vàng, mắt xanh.
  • Người lớn tuổi.
  • Da nhạy cảm hay dễ cháy nắng.
  • BỊ nhiễm virus HPV.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh dày sừng ánh sáng

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh dày sừng ánh sáng bằng cách dùng ánh sáng trắng để soi hoặc kinh hiển vi để phóng to vùng da bị bệnh để tìm các biểu hiện của bệnh. Nếu nghi ngờ người bệnh mắc dày sừng ánh sáng, một số phương pháp bác sĩ có thể áp dụng để xét nghiệm và kết luận bệnh:

  • Sinh thiết da: Lấy một mẫu da nghi ngờ bị bệnh để phân tích dưới kính hiển vi.
  • Dùng phương pháp hùynh quang kèm với các thuốc nhạy cảm ánh sáng: Vùng da bị tổn thương, bao gồm cả vùng bất thường bị che khuất, phát ra ánh sáng hùynh quang màu hồng với đèn Wood hoặc với đèn quang động.

Phương pháp điều trị bệnh dày sừng ánh sáng hiệu quả

Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe cũng như tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ có nhưng gợi ý về giải pháp chữa bệnh khác nhau. Phương pháp phổ biến thường dùng trong điều trị dày sừng ánh sáng là:

  • Phẫu thuật quang đông với nitơ lỏng để phá hủy sang thương da.
  • Nạo da và phẫu nhiệt.
  • Cắt sang thương bằng da.
  • Lột da bằng hóa chất.
  • Tái tạo bề mặt da bằng laser.
  • Dùng kèm bôi ngoài da.
  • Sử dụng thuốc và ánh sáng để tiêu diệt tế bào da sang thương.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dày sừng ánh sáng

Bạn có thể ngăn chặn bệnh dày sừng ánh sáng phát triển thành ung thư bằng một số giải pháp:

  • Thường xuyên sử dụng áo khoác, nón, tất, găng tay để bảo vệ da khi ra ngoài vào trời nắng.
  • Lựa chọn những nơi có bóng râm để ngồi.
  • Tuyệt đối không tắm nắng.
  • Hạn chế ra ngoài vào thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 15+ hàng ngày.

Người Việt Nam không nằm trong top nguy cơ cao mắc bệnh dày sừng ánh sáng, tuy nhiên do đặc điểm thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên do khí hậu, cuộc sống, công việc… nên chúng ta cũng cần trang bị đầy đủ kiến thức để phòng bệnh hiệu quả, đồng thời có thể ngăn chặn tình trạng lão hóa da và một số bệnh khác liên quan đến da do tiếp xúc với ánh nắng.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan