Hội chứng Cushing

Tìm hiểu chung

Hội chứng Cushing là gì?

Bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát hay còn gọi là hội chứng Cushing là một chứng rối loạn nội tiết tố hiếm, xảy ra khi các mô trong cơ thể tiếp xúc với quá nhiều cortisol – một loại hormone do tuyến thượng thận tiết ra có chức năng điều chỉnh huyết áp và phản ứng ngược với stress. Tuy vậy, khi tuyến thượng thận tiết quá nhiều cortisol gây nhiều thay đổi dị thường trong cơ thể.

Hội chứng Cushing làm tăng cao nguy cơ mắc các bệnh khác như: loãng xương, béo phì, cao huyết áp và bệnh tiểu đường.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing có triệu chứng rất đa dạng, nhưng dễ nhận thấy nhất là người mắc hội chứng này béo phì nửa thân trên, mặt tròn có ngấn mỡ ở cổ trong khi tay, chân rất ốm. Ở trẻ em, ngoài bị béo phì ra còn kém phát triển về trí não .

Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác dễ nhận thấy:

  • Cao huyết áp, cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, lo âu, thay đổi tính tình;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Da mỏng, đặc biệt nhạy cảm, xuất hiện các vết rạn rộng trên da màu hồng hoặc đỏ tía;
  • Xương giòn, yếu, dễ gãy;
  • Nam giới có nguy cơ liệt dương cao;
  • Nữ giới phát triển tuyến lông ở mặt, cổ, ngực; chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc mất hẳn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng trên xuất hiện hoặc khi bạn đang dùng thuốc điều trị một số bệnh lý như hen suyễn, viêm khớp có chứa corticosteroid thì hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng Cushing

Nguyên nhân trực tiếp là do mô cơ thể tiếp xúc với cortisol nồng độ cao trong máu, đây là một loại hormone do tuyến thượng thận tiết ra giúp cơ thể điều hòa huyết áp và phản ứng ngược lại với stress.

Việc thừa quá nhiều cortisol có thể là do việc điều trị một số bệnh như hen suyễn, viêm khớp, viêm phế quản; các loại thuốc này chứa hormone glucocorticoids-steroid có thành phần hóa học giống với corticoid.

Ngoài ra, một số loại u bướu ở tuyến yên, tuyến thượng thận, khu vực khác cũng sản sinh ra nhiều cortisol gây nên hội chứng Cushing.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải hội chứng Cushing?

  • Giới tính: Nữ giới có tỉ lệ mắc hội chứng này cao hơn nam giới.
  • Tuyến yên, thượng thượng thận và cả những khu vực khác có khối u bướu.
  • Sử dụng các loại thuốc có chứa các hormone nhân tạo hoặc chưa nhiều corticosteroid.
  • Mắc các bệnh lý khác như: Carney complex, hội chứng NAME,…

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng Cushing

Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua khám lâm sàng, xem xét triệu chứng của bệnh nhân, tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu. Tùy trường hợp cụ thể từng bệnh nhân, các bác sĩ có thể phối hợp chụp CT hoặc chụp cộng hưởng rồi mới chẩn đoán.

Phương pháp điều trị hội chứng Cushing hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên hội chứng Cushing là gì mà các bác sĩ sẽ có giải pháp điều trị bệnh phù hợp:

  • Do các khối u bướu ở các tuyến nội tiết: Sử dụng phương pháp xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật để cắt bỏ các khối u bướu đó.
  • Do sử dụng các loại thuốc: các bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng thuốc hay thay đổi loại thuốc khác nhằm làm giảm lượng cortisol trong máu.
  • Không tìm ra nguyên nhân gây bệnh: Bệnh nhân có thể được tiến hành loại bỏ tuyến thượng thận sau đó dùng thuốc bổ sung lại lượng cortisol cần thiết.

Khả năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc nhiều yếu tố như sức khỏe, lượng cortisol trong máu, thời gian điều trị.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Cushing

  • Chế độ ăn lành mạnh hơn với ít chất mỡ béo, calories hơn.
  • Thăm khám kiểm tra thường xuyên; giảm tối đa việc sử dụng hormone nhân tạo.
  • Nếu có tiền sử trầm cảm hay nghiện rượu hãy nói ra với các bác sĩ.
  • Liên hệ với bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, chẳng hạn như: sốt cao, nhiễm trùng hoặc tăng cân quá nhanh, choáng váng hậu phẫu thuật.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan