Mất kinh

Mất kinh là gì?

Đây là hiện tượng sinh lý có ở chị em phụ nữ, và có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản rất cao. Chu kỳ kinh nguyệt được chi phối bởi các hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng với cơ quan đích là tử cung. Nếu một trong những cơ quan trên gặp phải vấn đề sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có vô kinh.

Tìm hiểu chung

Mất kinh là gì?

Mất kinh (hay còn gọi là vô kinh) là tình trạng:

  • Kinh nguyệt vắng mặt trong 3 tháng liên tiếp ở phụ nữ (với chu kỳ hành kinh đều), hoặc 6 tháng (nếu chu kỳ không đều), ở trong độ tuổi sinh đẻ.
  • Không xuất hiện kinh nguyệt ở những cô gái từ 15 tuổi trở lên.

Đây là hiện tượng sinh lý có ở chị em phụ nữ, và có nguy cơ ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản rất cao. Chu kỳ kinh nguyệt được chi phối bởi các hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng với cơ quan đích là tử cung. Nếu một trong những cơ quan trên gặp phải vấn đề sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có vô kinh.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của mất kinh

Dấu hiệu chính thường gặp là sự vắng mặt của chu kỳ kinh nguyệt, thường là kinh nguyệt vắng mặt từ 3 chu kỳ trở lên. Tùy theo nguyên nhân mà bệnh nhân có thể có các triệu chứng đi kèm như: rụng tóc, nhức đầu, thay đổi thị lực, đau vùng chậu, nổi mụn trứng cá, vú tiết ra sữa hay dịch.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các bé gái chưa có kinh khi từ 16 tuổi trở lên nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Nếu phụ nữ và bé gái đã có kinh, khi thấy hiện tượng mất kinh nguyệt kéo dài từ 3 tháng trở lên thì mọi người nên đến cơ sở phụ khoa để khám tìm nguyên nhân và được tư vấn cách điều trị phù hợp. Nếu để bệnh kéo dài lâu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay vấn đề sinh sản sau này. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Việc tự điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến những tổn thương nguy hiểm khác.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến mất kinh

Đây là bệnh lý thường gặp ở chị em phụ nữ, các dạng nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

  • Vô kinh thứ phát: Trước đó có kinh nguyệt nhưng liên tục bị mất trong 3 chu kỳ hoặc nhiều hơn 3 chu kỳ nhưng không phải do có thai.
    • Do yếu tố tâm lý: Vui buồn thái quá, lo sợ quá mức, stress do công việc…
    • Yếu tố dinh dưỡng: Giảm cân quá mức, ăn uống kiêng khem, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu.
    • Bệnh lý phụ khoa: Do cắt tử cung, bệnh lý ở tử cung, buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa nặng…
    • Rối loạn nội tiết tố: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Vô kinh nguyên phát:
    • Do tự nhiên.
    • Yếu tố về lối sống có thể gây vô kinh bao gồm luyện tập thể thao quá nhiều và căng thẳng.
    • Do tổn thương thực thể vùng dưới đồi ở não bộ, thường gặp ở phụ nữ trẻ, dấu hiệu sinh dục thứ phát kém phát triển (vú, lông mu, lông nách thưa thớt hoặc không có).

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bị mất kinh?

Mọi phụ nữ và trẻ em gái đều có nguy cơ mắc bệnh vô kinh. Tuy nhiên cũng có các yếu tố làm tăng khả năng mắc phải như:

  • Ăn uống không đủ chất, kiêng khem.
  • Rối loạn nội tiết tố.
  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Viêm nhiễm phụ khoa.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán mất kinh

Bệnh nhân đến bác sĩ sẽ được hỏi bệnh sử và tiến hành khám phụ khoa, kiểm tra ngực. Đồng thời thực hiện một số xét nghiệm cần thiết tùy theo chỉ định như:

  • Thử thai.
  • Siêu âm, CT Scan, chụp X-quang để kiểm tra tử cung, buồng trứng và thận.
  • Làm các xét nghiệm máu.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra khối u tuyến yên.
  • Soi và sinh thiết tế bào tử cung.

Phương pháp điều trị mất kinh hiệu quả

Mỗi người sẽ có hướng điều trị khác nhau, việc điều trị của bệnh nhân còn phụ thuộc vào nguyên do gây mất kinh.

  • Thiếu estrogen trong mất kinh ở người chơi thể thao có thể được điều trị bằng liệu pháp estrogen thay thế dưới dạng thuốc tránh thai.
  • Mất kinh do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên có thể được điều trị bằng thuốc.
  • Nếu do khối u hoặc tình trạng tắc nghẽn các cơ quan liên quan, phẫu thuật có thể cần thiết.

Ngoài việc nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, bạn cần thay đổi lối sống nếu nghi ngờ bị stress, vận động quá nhiều, gầy sút hay tăng cân quá mức.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của mất kinh

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe.
  • Duy trì lối sống tích cực, lành mạnh, hạn chế sự căng thẳng.
  • Tập thể dục đều đặn và vừa sức, tránh hoạt động thể chất quá nhiều.
  • Thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo số lượng calo được tiêu thụ mỗi ngày.
  • Cần cân bằng và dung hòa giữa công việc và gia đình, nghỉ ngơi và giải trí.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn đang sử dụng hoặc đề nghị bác sĩ kiểm tra hoặc cho dùng thuốc hỗ trợ.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Những phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Nên đến phòng khám sản phụ khoa nếu bị mất kinh nguyệt 3 lần hoặc nhiều hơn liên tục. Nên kiểm tra khả năng có thai.
  • Nếu kinh nguyệt không đều, ghi lại ngày đầu và kéo dài bao lâu, sau đó cung cấp thông tin cho bác sĩ.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện đều đặn.
  • Tránh căng thẳng, stress kéo dài.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan