Nấm miệng

Tìm hiểu chung

Nấm miệng là gì?

Nấm miệng là tình trạng nhiễm khuẩn nấm Candida albicans ở miệng do chúng phát triển vượt tầm kiểm soát của niêm mạc miệng.

Chúng ta dễ nhận thấy bệnh vì nấm miệng thường biểu hiện bằng các mảng bám có màu trắng, bám chắc lên bề mặt lưỡi và miệng, gây ra nhiều cảm giác khó chịu như: rát, đau đớn, chảy máu khi chải răng hoặc cạo lưỡi mạnh.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm miệng

  • Mất vị giác, ăn kém ngon miệng;
  • Cảm giác như có gì đó cộm trong miệng;
  • Đối với người đeo răng giả thì khóe miệng dễ đỏ và nứt;
  • Dễ cọ xát gây nhiễm khuẩn, chảy máu nhẹ; miệng đỏ và đau nhức;
  • Khó khăn trong việc ăn, uống và nuốt thức ăn;
  • Các mảng bám màu trắng kem bám ở niêm mạc, miệng, lưỡi; đôi khi còn bám trên nướu răng, amidan;
  • Trường hợp bị nặng, nấm miệng còn lan xuống cả thực quản, gây đau trong khi nuốt thức ăn, người bệnh luôn có cảm giác có vật gì mắc lại ở cuống họng;
  • Trẻ sơ sinh khi bị nấm miệng thì dễ nỗi cáu, quấy khóc và ngại bú. Bệnh này của bé có thể truyền sang mẹ. Khi người mẹ mắc bệnh thường có các dấu hiệu biểu hiện ở bầu ngực, như:
    • Núm vú đỏ, nứt và rất ngứa;
    • Bong tróc da ở phần màu sẫm quanh núm vú;
    • Cảm giác đau như dao đâm sâu bên trong vú; đau trong lúc cho con bú.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến nấm miệng

Chống lại và tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm, virus là trách nhiệm của hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch vì một lý do bệnh lý nào đó mà suy yếu hoặc hoạt động kém thì sẽ tạo điều cho các loại vi khuẩn, virus, nấm như Candida phát triển.

Bên cạnh lý do hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh lý còn có thể do việc dùng thuốc kháng sinh, thuốc prednisone gây sự rối loạn trong cơ thể.

Bệnh nấm miệng có thể do các bệnh sau đây gây ra:

  • Nhiễm trùng nấm men âm đạo: Mặc dù không gây nguy hiểm gì nhưng nếu người phụ nữ đang mang thai thì có thể làm thai nhi nhiễm các loại nấm này, bé sinh ra sẽ mắc bệnh nấm miệng.
  • Tiểu đường: Trong trường hợp bệnh nhân không kiểm soát bệnh tốt, tuyến nước bọt chứa nhiều đường tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển.
  • Ung thư: Khi đã mắc các bệnh thì hệ thống miễn dịch cơ thể rất yếu, các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị càng làm cơ thể suy yếu và dễ nhiễm khuẩn hơn.
  • HIV/AIDS: Virus HIV phá hủy tế bào cơ thể và hệ miễn dịch cơ thể.
  • Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá, đeo răng giả…

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc nấm miệng?

Bệnh nấm miệng là bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gây ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nấm miệng, bao gồm:

  • Người già và trẻ em.
  • Người mắc các bệnh ung thư, hệ miễn dịch kém.
  • Tiền sử điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị.
  • Người sử dụng thuốc corticosteroid đường uống hoặc hít; hoặc dùng nhiều thuốckháng sinh.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nấm miệng

Nha sĩ có thể kiểm tra miệng hoặc yêu cầu chải nhẹ khu vực sưng đỏ xem có chảy máu nhẹ không. Tiếp đến xét nghiệm tế bào xem có bị nhiễm khuẩn nấm Candida hay không.

Nha sĩ có thể tiến hành nội soi, chụp X-quang thực quản để đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất rồi mới chọn giải pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị nấm miệng hiệu quả

Bệnh nấm miệng thường được điều trị bằng thuốc, các loại thuốc này có thể ở dạng viên nén, viên nang hoặc dạng gel, chất lỏng. Đối với thuốc dạng viên thì bệnh nhân uống 1 viên/lần/ngày; thuốc dạng gel hay chất lỏng thì thường bôi trực tiếp vào bên trong miệng.

Đa số thuốc đều không gây tác dụng phụ; một số ít có thể gây cho bệnh nhân cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Nếu nguyên nhân bệnh do dùng thuốc corticoid hoặc kháng sinh thì nha sĩ sẽ có sự thay đổi thuốc hoặc giảm lượng thuốc cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Bỏ hút thuốc lá, uống nước thường xuyên.
  • Thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
  • Đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng định kỳ.
  • Hạn chế những thức ăn chứa nhiều chất men và đường.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan