Parkinson

Tìm hiểu chung

Parkinson là gì?

Parkinson là một loại bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương khiến bệnh nhân cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp. Độ tuổi mắc bệnh thường vào khoảng 60 tuổi.

Bệnh tiến triển nặng từ vài năm đến vài chục năm, đa số bệnh nhân ở giai đoạn cuối thường mất khả năng vận động dần dẫn đến tử vong do suy kiệt.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson

Tùy vào mỗi bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau. Triệu chứng ban đầu thường bắt đầu ở một bên cơ thể rồi chuyển nặng ở hai bên. Các dấu hiệu – triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Run: Là triệu chứng thường gặp, có thể ở cả tay lẫn chân. Bệnh nhân thường phát run rõ hơn khi đang nghỉ ngơi.
  • Cứng cơ: Khó xoay người, trở mình. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ cảm xúc.
  • Chuyển động chậm: Khó cử động, làm việc chậm chạp.
  • Rối loạn thăng bằng: Khó đứng lên ngồi xuống, dáng còng.
  • Thay đổi giọng nói, đôi khi lặp từ.
  • Mất trí thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến khám bác sĩ nếu có bất kì triệu chứng liên quan ở trên để được chẩn đoán bệnh chính xác và loại trừ các nguyên nhân khác liên quan đến triệu chứng. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Parkinson

Hiện nay khoa học vẫn chưa lý giải được nguyên nhân tại sao các tế bào não sản sinh chất dẫn truyền thần kinh lại bị thoái hóa và chết đi. Có các yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như:

  • Gen.
  • Môi trường.
  • Thiếu dopamine.
  • Nồng độ norepinephrine thấp.
  • Sa sút trí tuệ thể Lewy.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh Parkinson?

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh.

Thường xuất hiện ở độ tuổi 60, hiếm gặp ở tuổi 40.

Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ.

Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson, bao gồm:

  • Lớn tuổi.
  • Di truyền.
  • Các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với chất diệt côn trùng hay diệt cỏ.
  • Do virus.
  • Loét dạ dày, tá tràng.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh Parkinson

Trong giai đoạn đầu bệnh rất khó chẩn đoán. Bệnh được chẩn đoán dựa trên tiền sử khám bệnh và khám thần kinh:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu giảm động, cứng cơ, run và mất ổn định tư thế.
  • Có tiền sử: chấn thương sọ nhiều lần, viêm não, điều trị thuốc an thần, gia đình có nhiều người mắc bệnh…

Phương pháp điều trị bệnh Parkinson hiệu quả

Bằng thuốc, lưu ý rằng sử dụng thuốc cũng có tác dụng phụ. Các loại thuốc thường dùng là:

  • Các chế phẩm của Levodopa có tác dụng thay thế trực tiếp sự thiếu hụt dopamine: madopar, sinemet.
  • Các thuốc đồng vận dopamine: ronipiron (requip), piribedil (trivastal), pramipexole (sifrol), apomorphine (apokinon), bromocriptine (parlodel).
  • Thuốc ức chế dị hóa dopamine: ức chế MAO-B (selegiline, rasagiline), ức chế COMT (entacapone, tolcapone).
  • Thuốc kháng tiết cholin (artane, trihex).

Phẫu thuật:

  • Phẫu thuật định vị: Phá hủy cầu nhạt hoặc nhân VOA hoặc nhân VIM của đồi thị.
  • Kích thích điện vùng liềm đen-thể vân: Cấy điện cực vào vùng nhân VIM và xung kích thích được điều khiển bằng máy tạo nhịp.
  • Ghép mô thần kinh: Phương pháp này hiện chưa được ứng dụng rộng rãi.

Phục hồi chức năng: Giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Parkinson

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
  • Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt chú trọng các bài tập có thể giúp cơ thể bạn giữ thăng bằng tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Có chế độ ăn đầy đủ và cân bằng cho bệnh nhân.
  • Không nên ăn nhiều chất béo, phần lớn nên dùng chất béo thực vật.
  • Nên ăn thức ăn dễ nhai nuốt và tiêu hóa.
  • Uống đủ nước, từ 1.5 đến 2 lít mỗi ngày.
  • Ăn thành những phần nhỏ, chia nhỏ bữa ăn.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Ăn nhiều rau quả tươi chứa các vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin B, acid folic…
  • Tránh xa hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ và chất bảo quản.
  • Tránh dư thừa sắt, mangan.
  • Tập thể dục và tắm nắng bổ sung vitamin D.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan