Sa sút trí tuệ do mạch máu não

Tìm hiểu chung

Sa sút trí tuệ do mạch máu não là bệnh gì?

Sa sút trí tuệ mạch máu là bệnh suy giảm chức năng nhận thức bao gồm khả năng tư duy, ghi nhớ, lên kế hoạch, đánh giá vấn đề,… do các vấn đề của mạch máu nuôi não gây ra.

Một số trường hợp mạch máu có thể hoàn toàn bị chặn, gây ra đột qụy dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu não. Tuy nhiên không phải đột quỵ sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ do mạch máu não. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ, vị trí đột quỵ và một phần của não của bị ảnh hưởng mà mới có thể nhận định.

Một nguyên nhân tác động khác có thể kể đến là mạch máu trong não hẹp, giảm số lượng lưu lượng máu đến các phần của não.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não

Tùy theo vùng não bị ảnh hưởng mà người bệnh có các biểu hiện thường thấy gồm:

  • Ngôn ngữ và trí nhớ bị ảnh hưởng.
  • Mất định hướng, đi không vững và dễ ngã.
  • Thay đổi tính cách và tâm trạng.
  • Lú lẫn, thường bồn chồn dễ kích động.
  • Giảm tập trung.
  • Thường đi tiểu đột ngột.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não rất dễ nhầm lẫn với một số căn bệnh khác nên khi người bệnh có các biểu hiện giảm sút khả năng tư duy hoặc hành động thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán sớm, tránh các biến chứng lâu dài. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ do mạch máu não

Sa sút trí tuệ do mạch máu não có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Mạch máu não hẹp hoặc tắt hoàn toàn.
  • Tổn thương não.
  • Tổn thương mạch máu não.
  • Huyết áp thấp.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị sa sút trí tuệ do mạch máu não?

Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi  trên 65, người ở độ tuổi cao hơn sẽ bị nặng hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do mạch máu não, bao gồm:

  • Cao huyết áp, cholesterol cao và hút thuốc lá.
  • Tiền sử bị đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch.
  • Tiểu đường.
  • Hút thuốc.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sa sút trí tuệ do mạch máu não

Các bác sĩ sẽ dựa trên thông tin bệnh sử, tiền sử đột quỵ hoặc các vấn đề tim và mạch máu để chẩn đoán. Đồng thời thực hiện các xét nghiệm bổ sung như: chụp CT, chụp MRI, chụp các lớp phát xạ positron… để phát hiện các bất thường của mạch máu não hoặc phần não không hoạt động bằng hình ảnh. Ngoài ra siêu âm Doppler giúp xác định đoạn mạch máu nào bị tắc nghẽn hoặc hẹp.

Phương pháp điều trị sa sút trí tuệ do mạch máu não hiệu quả

Hiện chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm, tuy nhiên bệnh nhân có thể được điều trị giảm bớt các triệu chứng. Có thể kể đến như các thuốc điều trị bệnh Alzheimer như chất ức chế cholinesterase (Donepezil, Galantamine, Rivastigmine), memantine (Namenda)… cũng rất có ích cho người bị tình trạng này.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sa sút trí tuệ do mạch máu não

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sự động viên của người thân có thể giúp bệnh nhân có lỗi sống lạc quan, tích cực hơn.
  • Tạo môi trường sống trong sạch, yên tĩnh, an toàn để giúp bệnh nhân hạn chế sự lo lắng và kích động.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Chế độ dinh dưỡng:

Duy trì chế độ ăn lành mạnh và đủ chất. Ăn trái cây tươi, rau và cung cấp axit béo omega-3 (thường có trong cá vùng nước lạnh như cá hồi, các trích, cá mòi,… và các loại hạt).

Những phương pháp phòng bệnh hiệu quả

  • Giữ huyết áp ở mức bình thường, ổn định.
  • Ngăn ngừa, kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách ăn uống và tập thể dục hợp lý, nâng cao sức khỏe. Nếu bệnh nhân mắc tiểu đường thì nên kiểm soát lượng đường trong máu đến mức hợp lý.
  • Giữ mức cholesterol bình thường.
  • Không hút thuốc.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan