Tăng bạch cầu đơn nhân

Tăng bạch cầu đơn nhân là gì?

Thứ năm ngày 22/03/2018

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, gây sốt, đau họng và nổi hạch. Đây còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hay “bệnh hôn” do lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh khi hôn, ho, hắt hơi. Biến chứng nguy hiểm nhất do tăng bạch cầu đơn nhân là lá lách sưng lên. Tuy nhiên, bệnh này thường không nghiêm trọng lắm và hầu hết những người đã từng mắc phải bệnh này sẽ tạo ra được kháng thể và miễn dịch với nó suốt đời.

Tìm hiểu chung

Tăng bạch cầu đơn nhân là gì?

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, gây sốt, đau họng và nổi hạch. Đây còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hay “bệnh hôn” do lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh khi hôn, ho, hắt hơi. Biến chứng nguy hiểm nhất do tăng bạch cầu đơn nhân là lá lách sưng lên. Tuy nhiên, bệnh này thường không nghiêm trọng lắm và hầu hết những người đã từng mắc phải bệnh này sẽ tạo ra được kháng thể và miễn dịch với nó suốt đời.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tăng bạch cầu đơn nhân

Các triệu chứng thường gặp khi mắc phải bạch cầu đơn nhân gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu, đau cổ họng;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Amidan bị sưng và có lớp phủ màu trắng hoặc vàng;
  • Sốt;
  • Ăn mất ngon;
  • Đau nhức bắp thịt;
  • Phát ban;
  • Viêm họng.

Ngoài ra cũng có các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

  • Tức ngực;
  • Vàng da;
  • Cứng cổ;
  • Chảy máu mũi;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Khó thở.

Biến chứng có thể gặp khi tăng bạch cầu đơn nhân

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân gồm: viêm họng, thường gặp do liên cầu khuẩn. Khoảng 3% bệnh nhân bị thiếu máu tan máu tự miễn. Biến chứng rất nặng là vỡ lách, nhưng hiếm gặp và 50% số bệnh nhân bị biến chứng vỡ lách có tiền sử chấn thương lách. Hiếm thấy các biến chứng viêm cơ tim và màng ngoài tim, viêm tủy cắt ngang, viêm não và hội chứng Guillain – Barré.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến tăng bạch cầu đơn nhân

Nguyên nhân gây tăng bạch cầu đơn nhân là cho virus Epstein-Barr (EBV). Virus thường lan truyền qua đường nước bọt như khi hôn, ho, dùng chung thức ăn hoặc dụng cụ ăn với người bệnh. Một số ít trường hợp, virus cytomegalovirus (CMV) cũng có thể là nguyên nhân gây tăng bạch cầu đơn nhân.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị tăng bạch cầu đơn nhân?

Bệnh xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, với bất cứ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp ở độ tuổi 15 – 35, bệnh có thể thành dịch hoặc lẻ tẻ, lây truyền chủ yếu qua nước bọt, thời gian ủ bệnh kéo dài vài tuần.

Vẫn chưa có đầy đủ thông tin để xác định yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Tuy nhiên, không có các yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Vì vậy bạn hãy luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tăng bạch cầu đơn nhân

Bác sĩ chẩn đoán bệnh tăng bạch cầu đơn nhân thông qua:

  • Khám thực thể và kiểm tra bệnh sử.
  • Xem xét các triệu chứng, đặc biệt là chú ý đến cổ, họng và bụng để xem có bị sưng bạch huyết, sưng amidan hoặc bị sưng lá lách hay không.
  • Xét nghiệm máu bao gồm: Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) để phát hiện tế bào bạch cầu bất thường (tế bào lympho không điển hình), xét nghiệm Monospot và kháng thể đặc hiệu với virus Epstein-Barr.

Phương pháp điều trị tăng bạch cầu đơn nhân hiệu quả

Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Các thuốc kháng virus như acylic (acyclovir, ganciclovir) không có tác dụng, mặc dù thuốc như penciclovir (tiền chất của famciclovir) có đặc tính kháng virus EB.

Có thể dùng thuốc acetaminophen và thuốc kháng viêm không aspirin, không steroid để điều trị triệu chứng. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng có thể dùng thuốc steroid (prednisone).

Ngoài ra bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm ngày 3 – 4 lần, uống nước nhiều, nghỉ ngơi nhiều và không tham gia hoạt động thể thao nếu lách bị sưng to.

Trong trường hợp bị biến chứng vỡ lách, phẫu thuật cần được thực hiện để cắt bỏ.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Có thể phòng ngừa bệnh tăng bạch cầu đơn nhân bằng cách uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu cổ họng kết hợp với nghỉ ngơi nhiều. Bạn nên giữ đôi tay luôn sạch sẽ và tránh hôn, ăn chung, dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan