Thiếu máu thiếu Vitamin

Thiếu máu thiếu vitamin là gì?

Thiếu máu do thiếu vitamin là bệnh xảy ra do cơ thể bị thiếu một số vitamin cần thiết như vitamin B6, vitamin B12, vitamin B9 (hay còn gọi là Folat ) và vitamin C. Các vitamin này đều có một chức năng quan trọng là tạo ra các tế bào máu hồng cầu cần thiết cho việc cung cấp oxy đến các tế bào của cơ thể. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu vitamin có thể xảy ra nếu cơ thể bạn có vấn đề về khả năng hấp thụ hoặc xử lý các loại vitamin.

Tìm hiểu chung

Thiếu máu thiếu vitamin là gì?

Thiếu máu do thiếu vitamin là bệnh xảy ra do cơ thể bị thiếu một số vitamin cần thiết như vitamin B6, vitamin B12, vitamin B9 (hay còn gọi là Folat ) và vitamin C. Các vitamin này đều có một chức năng quan trọng là tạo ra các tế bào máu hồng cầu cần thiết cho việc cung cấp oxy đến các tế bào của cơ thể. Ngoài ra, thiếu máu do thiếu vitamin có thể xảy ra nếu cơ thể bạn có vấn đề về khả năng hấp thụ hoặc xử lý các loại vitamin.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu thiếu vitamin

Thiếu máu do thiếu vitamin có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi;
  • Da nhợt nhạt hoặc vàng;
  • Đau miệng và lưỡi;
  • Giảm trọng lượng;
  • Tiêu chảy;
  • Tê hoặc ngứa ở bàn tay và bàn chân;
  • Cơ yếu;
  • Khó chịu;
  • Cử động không ổn định;
  • Rối loạn tâm thần, hay quên.

Thiếu hụt vitamin thường diễn tiến chậm, có thể kéo dài trong vài tháng đến nhiều năm. Các triệu chứng có thể mờ nhạt lúc đầu và tăng khi sự thiếu hụt diễn ra nghiêm trọng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc thiếu máu thiếu vitamin

Thiếu máu do thiếu vitamin để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Thiếu máu do thiếu vitamin B9 ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh bộ não và tủy sống.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12 gây rối loạn thần kinh, ngứa bàn chân và bàn tay dai dẳng, thậm chí có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và chứng hay quên.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin C gây chảy máu dưới da và xung quanh nướu răng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu vitamin

Các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu vitamin gồm:

Thiếu vitamin B6: Xảy ra thường xuyên nhất là do không ăn đủ thực phẩm giàu vitamin B6, chẳng hạn như ngũ cốc, đậu, chuối, hạt, thịt, gia cầm, cá và một số loại rau củ quả; cũng có thể được gây ra bởi một số thuốc bao gồm Nydrazid® (isoniazid) được dùng trong điều trị bệnh lao và L-DOPA để điều trị bệnh parkinson và các tình trạng thần kinh khác.

Thiếu vitamin B9: Có thể do chế độ ăn không đủ những thực phẩm họ cam quýt hay các loại rau có lá xanh thẫm; do một số bệnh ở ruột khiến cơ thể không hấp thu được vitamin B9; do uống quá nhiều rượu hoặc dùng một số thuốc cản trở hấp thu vitamin B9.

Thiếu vitamin B12 (thiếu máu ác tính): Có thể gặp ở người ăn không đủ những thực phẩm như thịt, trứng và sữa; người bị bệnh hoặc phẫu thuật ở đường tiêu hóa gây cản trở hấp thu B12; người bị nhiễm giun móc. Tuy nhiên, nguyên nhân hay gặp nhất gây thiếu B12 là do thiếu một chất gọi là yếu tố nội (intrinsic factor). Thiếu yếu tố này, cơ thể sẽ không thể hấp thu được vitamin B12.

Thiếu vitamin C: Có thể do chế độ ăn không đủ lượng vitamin này; do nghiện rượu mạn tính; suy dinh dưỡng hoặc do chảy máu.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị thiếu máu thiếu vitamin?

Thiếu máu do thiếu vitamin là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng mọi người ở mọi lứa tuổi. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh thiếu máu do thiếu vitamin, chẳng hạn như:

  • Chế độ ăn uống chứa ít hoặc không có nguồn vitamin tự nhiên.
  • Đang mang thai.
  • Có vấn đề về đường ruột hoặc tình trạng sức khỏe khác.
  • Lạm dụng rượu.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thiếu máu thiếu vitamin

Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách xét nghiệm máu. Xét nghiệm bao gồm:

  • Đếm số lượng và đánh giá hình dạng của hồng cầu. Trong giai đoạn muộn, cả bạch cầu và tiểu cầu cũng có hình dạng bất thường.
  • Xét nghiệm kiểm tra lượng folate, vitamin B12 và vitamin C trong máu.

Những xét nghiệm khác trong trường hợp thiếu máu thiếu vitamin B12

  • Xét nghiệm kháng thể kháng yếu tố nội.
  • Xét nghiệm acid methylmalonic, nồng độ chất này thường cao hơn ở những người bị thiếu vitamin B12.
  • Test Schilling để chẩn đoán thiếu yếu tố nội.

Phương pháp điều trị thiếu máu thiếu vitamin hiệu quả

Điều trị thiếu máu thiếu vitamin chủ yếu là bổ sung vitamin và thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày cho khoa học. Tùy vào từng loại vitamin bị thiếu hụt mà bác sĩ sẽ gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường lượng vitamin đó cho người bệnh. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin bằng viên uống hoặc đường tiêm trong trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng.

Nếu như bị thiếu máu ác tính sẽ phải tiêm vitamin B12 trong suốt phần đời còn lại. Và trong mọi trường hợp, một khi cơ thể bắt đầu nhận được đủ lượng vitamin cần thiết với nhu cầu, tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin sẽ thuyên giảm chỉ trong vài tuần.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho khoa học và uống vitamin bổ sung khi có thai và nuôi con bú.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cơ thể có đang thiếu loại vitamin nào hay không. Nếu có bạn có thể xem xét việc dùng viên uống để bổ sung vitamin kịp thời. Nhu cầu vitamin thiết yếu của người trưởng thành trong một ngày là:
    • Vitamin B12: 2,4 microgram (mcg);
    • Folat hoặc acid folic: 400 mcg;
    • Vitamin C, 75 to 90 mg.
  • Không hút thuốc lá.
  • Hạn chế rượu, bia.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan