Tưa miệng

Tìm hiểu chung

Tưa miệng là gì?

Tình trạng vi khuẩn nấm Candida albicans trong miệng gặp điều kiện thuận lợi phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát của niêm mạc miệng được gọi là tưa miệng. Khi mắc bệnh này, trẻ nhỏ có nồng độ pH trong khoang miệng thấp, bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tưa miệng

Bệnh này có dấu hiệu, triệu chứng rất điển hình: xuất hiện đám màu trắng mịn trên lưỡi, trong má hoặc có khi cả vòm miệng, lợi và amidan của bệnh nhân; khi cọ xát có thể khá đau và chảy máu; ở trẻ nhỏ thì khó bú và khóc quấy.

Trẻ có thể lây bệnh sang người mẹ, xuất hiện các triệu chứng sau: núm vú đỏ, đau và rất nhạy cảm, vùng da quanh vú căng và đỏ rực, người mẹ có cảm giác đau sâu bên trong khi cho con bú.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

 


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến tưa miệng

  • Nấm khuẩn: Là nguyên nhân chính gây bệnh tưa miệng, đặc biệt là nấm Candida albicans, loại nấm này chủ yếu có trong đường ruột.
  • Do virus: Lưỡi có nhiều vết loét nhỏ, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, tạo điều kiện cho virus trú ngụ bên dưới những lớp màng ở lưỡi, những màng trắng này bong ra sẽ gây đau và chảy máu, trẻ sẽ khó bú, ăn và thường xuyên quấy khóc.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc tưa miệng?

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Ngoài ra còn có người già, người suy giảm hệ thống miễn dịch do các bệnh lý hoặc thuốc điều trị bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tưa miệng, bao gồm:

  • Hệ miễn dịch yếu kém.
  • Người phụ nữ đang mang thai hoặc người lớn tuổi.
  • Người vệ sinh răng miệng kém, người đeo răng giả.
  • Người mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như tiểu đường.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tưa miệng

Bệnh tưa miệng là bệnh dễ chẩn đoán vì biểu hiện ra bên ngoài khá rõ ràng, ngoài ra các bác sĩ còn có thể thực hiện một số xét nghiệm tế bào để xác định nguy cơ vi khuẩn nấm nào gây bệnh, từ đó đưa ra chẩn đoán và giải pháp điều trị bệnh phù hợp.

Phương pháp điều trị tưa miệng hiệu quả

  • Ở trẻ nhỏ nếu không có bệnh gì khác thì có thể không cần điều trị, nhưng nếu do dùng kháng sinh thì cách đơn giản nhất là cho trẻ ăn sữa chua để kháng khuẩn nấm tự nhiên. Nếu bệnh đã lâu ngày chưa dứt thì có thể được kê toa thuốc bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi.
  • Nếu bé đang bú sữa mẹ thì phải điều trị cả hai. Đối với người mẹ có thể dùng kem chống nấm bôi vào đầu vú, còn trẻ thì dùng thuốc chống nấm. Việc rửa sạch đầu ti các bình dùng của trẻ cũng góp phần giảm bệnh cho trẻ.
  • Nếu bệnh xảy ra ở người lớn thì việc ăn sữa chua cũng là giải pháp đơn giản nhất, hoặc uống acidophilus ở dạng dung dịch hoặc dạng viên nang.
  • Người suy giảm miễn dịch được điều trị bằng các loại thuốc. Trường hợp vi khuẩn nấm candida albicans đã kháng thuốc chống nấm thì có thể người bệnh được dùng amphotericin B.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tưa miệng

  • Chú ý vệ sinh răng miệng thật sạch, đặc biệt đối với trẻ nhỏ; nhớ vệ sinh luôn cả các dụng cụ dùng cho trẻ như bình sữa, đầu ti.
  • Tích cực phòng chống các bệnh truyền nhiễm gây suy giảm hệ miễn dịch.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc kháng sinh.
  • Đi khám răng ít nhất 6 tháng/lần, một năm 2 lần.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Hạn chế ăn đồ cay, nóng, đồ ăn thức uống chứa nhiều men, axit.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan