U mềm lây

U mềm lây là gì?

U mềm lây là bệnh về da do nhiễm virus. Bệnh có đặc trưng là nổi các cục u trên bề mặt da, chúng không gây đau nhưng có thể mưng mủ. U thường thấy ở những người bị HIV/AIDS và lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với da của người bệnh. U mềm lây không cần được điều trị vì có khả năng tự mất đi sau vài tháng.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của u mềm lây

Dấu hiệu và triệu chứng của u mềm lây bao gồm:

  • Xuất hiện nhiều u trên bề mặt da;
  • Khối u nhẵn, có màu trắng đục vì bên trong là dịch chứa virus, có lõm ở giữa và không gây đau;
  • Đường kính của u không trên 0.6 cm và số lượng thường không quá 20 tính trên toàn cơ thể.

Ở trẻ em, các cục u thường xuất hiện ở tay, chân và thân. Còn ở người lớn, u mềm thường thấy ở phần bụng, đùi và bộ phận sinh dục.

Thời gian ủ bệnh tùy vao tình trạng mỗi người mà có thể từ 4 đến 8 tuần.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn phát hiện trên cơ thể của mình hoặc của trẻ có những thương tổn vừa nêu trên, bạn hãy nhanh chóng đến bác sĩ để được kiểm tra. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi, nhưng mỗi người có một cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau nên bạn cần sự chẩn đoán của bác sĩ để đưa ra kết luận chính xác nhất.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến u mềm lây

U mềm lây do một lọai virus trong nhóm Poxvirus gây ra. Bệnh có thể trực tiếp lây nhiễm khi tiếp xúc da với da. Khi da của cơ thể người khỏe mạnh tiếp xúc với da của người bệnh, quan hệ tình dục với người bệnh, hoặc tiếp xúc với đồ vật nhiễm virus thì sẽ bị nhiễm bệnh.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị u mềm lây?

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé trai và thanh niên; người có hệ miễn dịch yếu, nhất là người nhiễm HIV.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị u mềm lây, bao gồm:

  • Tiếp xúc với da của người bị u mềm lây.
  • Sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người mắc bệnh hoặc chạm vào những đồ dùng có nhiễm virus gây bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch yếu.
  • Người bị viêm da dị ứng do di truyền.
  • Đối với người đã mắc bệnh, nếu dùng tay cào, gãi các nốt u mềm có thể khiến nó bị trầy xước và tạo điều kiện để virus lan qua những vùng da lân cận và phát tán ra môi trường, khiến tình trạng nặng hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh cho những người xung quanh.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u mềm lây

Bác sĩ sẽ xem xét các biểu hiện trên da của người bệnh, hỏi tiền sử bệnh lý và sinh hoạt thông thường của bệnh nhân để tìm ra nguồn phát bệnh.

Ngoài ra, phương pháp sinh thiết da có thể được dùng để xét nghiệm tìm ra virus gây bệnh.

Phương pháp điều trị u mềm lây hiệu quả

Thông thường, bệnh có khả năng tự khỏi sau vài tuần đến vài tháng mà không cần điều trị. Nhưng các u mềm có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc là để đề phòng bệnh lây lan sang nhiều bộ phận khác, bạn có thể tiến hành điều trị theo các phương pháp sau đây:

  • Áp lạnh với nitơ: Thường dùng nitơ lỏng với nhiệt độ cực thấp để chữa các nốt u trên da. Phương pháp này thường an toàn và mang lại hiểu quả cao.
  • Nạo bằng curret: Trước khi nạo các u mềm, bác sĩ sẽ làm tê các thương tổn và tiến hành nạo.
  • Trong một số trường hợp có thể dùng lase.

Nạo curret có thể kết hợp với áp nitơ lạnh khi không thể chữa trị bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên cả ba hình thức kể trên đều có khả năng để lại sẹo sau điều trị nên bác sĩ thương ưu tiên sử dụng phương pháp dùng thuốc bôi ngoài da để trị u mềm lây.

  • Sử dụng cantharidin 0,7% để bôi lên các nốt u. Nhưng thuốc không được sử dụng ở các nốt u trên mặt.
  • Dùng kem imiquimod, gel hoặc kem tretinoin 0,025% hoặc 0,01% bôi vào buổi tối trước khi ngủ.
  • Axit trichloroacetic dùng để lột thương tổn 2 tuần/1 lần. Sử dụng sau vài tuần sẽ thấy có hiệu quả. Thuốc thường chỉ dùng cho người có sức để kháng tốt và người bệnh có thương tổn lan rộng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u mềm lây

  • Không nên cào gãi, hoặc dùng vật đâm chích các nốt u khiến chúng vỡ ra và lây lan virus.
  • Nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian điều trị.
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp với da của người khác và dùng riêng vật dụng cá nhân khi mắc bệnh để tránh tình trạng lây nhiễm cho những người xung quanh.
  • Băng vùng da bằng gạc y tế để trông để virus lây lan ra môi trường.
  • Không đến những nơi công cộng, đông người như hồ bơi, phòng tắm hơi,… để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan