U trong tim

Tìm hiểu chung

U trong tim là gì?

Tình trạng xuất hiện khối u trong tim dù lành tính hay ác tính cũng đều được gọi là bệnh u trong tim. Tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, chính vì thế, khối u dù lành tính hay ác tính cũng đều gây nguy hiểm cho tính mạng.

Các khối u lành tính bao gồm: U nhầy (thường xuất hiện ở tâm nhĩ trái của tim), u cơ vân (thường xuất hiện ở vách tâm thất của tim), u sợi và u quái; các nang vùng ngoại mạc, u mỡ.

Các khối u ác tính bao gồm: các khối u này có thể xuất hiện ở bất kỳ mô nào của tim, và thường xảy ra ở trẻ em, bao gồm: Sarcoma mạch máu, Sarcoma sợi, Sarcoma cơ vân, Sarcoma mô mỡ.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của u trong tim

Các dấu hiệu, triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc khối u trong tim là lành tính hay ác tính, và vì chúng rất giống với các bệnh lý về tim khác nên rất khó để nhận biết.

Các triệu chứng thường gặp là: tắc nghẽn mạch, nhịp tim nhanh, tiếng tim đập bất thường; tim phì đại, xuất hiện các cục máu đông do nhiều thành phần khối u bị vỡ ra trong lòng mạch, suy tim đột ngột, kèm theo tình trạng loạn nhịp tim thường xuyên xảy ra.

Biến chứng có thể gặp khi mắc u trong tim

Bệnh nhân khi đến bệnh viện thăm khám vào giai đoạn muộn của bệnh, nhiều người trong số đó mệt, khó thở và ngất xỉu, các biểu hiện thường dễ nhầm lẫn với bệnh động kinh.

Theo thống kê, số bệnh nhân có khối u nhầy thì có 15% đột tử do tắc cấp tính van hai lá hoặc mạch vành.

Còn các khối u di căn đến tim thường gây ra chứng suy tim ứ huyết, rối loạn nhịp tim, tràn dịch màng ngoài tim, blốc tim, bệnh nhân có thể chết nhanh chóng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi cơ thể xuất hiện các hiện tượng như hồi hộp, tim đập nhanh, nhịp tim loạn, cơ thể mệt mỏi,… thì hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và làm các xét nghiệm; trên cơ sở các kết quả thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán chuẩn nhất và các giải pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến u trong tim

  • Các khối u ác tính ở tim thường là do mô từ cơ quan khác lan đến tim, còn khối u bắt nguồn từ tim thì rất ít. Các khối u ác tính đó thường là u tế bào lưới nội mô, u lympho, sarcoma, ung thư biểu mô tuyến, chúng di căn đến bất cứ mô nào ở tim.
  • Ung thư vú và ung thư phổi thường xâm lấn vào tim gây u trong tim.
  • Khối u nhầy có liên quan trực tiếp đến yếu tố gia đình, ít nhất có một phần yếu tố di truyền.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc u trong tim?

Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào, tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u trong tim, bao gồm:

  • Nếu khối u xuất hiện ở tim thì chủ yếu là do di truyền.
  • Nếu khối u do các bộ phận khác lan đến tim thì chủ yếu là khối u ác tình, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư vú.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u trong tim

Đầu tiên các bác sĩ tiến hành điều tra bệnh sử và khám tổng quát, sau đó là làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp MRI, chụp mạch tim hoặc sinh thiết nội tâm mạc hoặc cơ tim. Trên cơ sở những kết quả thu thập được bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chuẩn xác nhất và giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp điều trị u trong tim hiệu quả

Tùy vào loại khối u, diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

  • Phẫu thuật: khối u niêm sẽ được loại bỏ bởi phương pháp phẫu thuật. Còn đối với khối u cơ vân hoặc khối u sợi thường không đem lại hiệu quả, trẻ em hoặc trẻ nhỏ có hai loại khối u này thường không sống được quá một năm. Đối với trẻ em thì khối u quái thường xuất hiện và sẽ được phẫu thuật loại bỏ ngay dù có các triệu chứng hay không.
  • Xạ trị, hóa trị là những liệu pháp dùng để điều trị khối u ác tính ở tim và thường xuyên được kiểm tra để rà soát các biến chứng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u trong tim

  • Khi gặp xuất hiện bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào, đặc biệt là ngất xỉu khi đổi tư thế thì hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh và điều trị.
  • Nghe theo những hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Tham khảo chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh.
  • Có thời gian hoạt động, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Các bệnh liên quan