Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là gì?

Viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ là một bệnh nhiễm trùng gây đau do các vi trùng gây ra sau khi đi qua máu từ một phần khác của cơ thể đến khớp. Viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ cũng có thể xảy ra sau khi bạn bị chấn thương đâm xuyên mang vi trùng trực tiếp vào khớp. Đầu gối thường bị ảnh hưởng nhất nhưng viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ cũng có thể xuất hiện ở hông, vai và các khớp khác.

Tìm hiểu chung

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là gì?

Viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ là một bệnh nhiễm trùng gây đau do các vi trùng gây ra sau khi đi qua máu từ một phần khác của cơ thể đến khớp. Viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ cũng có thể xảy ra sau khi bạn bị chấn thương đâm xuyên mang vi trùng trực tiếp vào khớp. Đầu gối thường bị ảnh hưởng nhất nhưng viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ cũng có thể xuất hiện ở hông, vai và các khớp khác.

Nhiễm trùng có thể tiến triển nhanh chóng và phá hủy nghiêm trọng sụn và xương trong khớp, nên bạn cần điều trị kịp thời. Trong quy trình điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim hoặc phẫu thuật để thoát ưu khớp. Ngoài ra, thuốc kháng sinh cũng thường được dùng để điều trị các nhiễm trùng.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Một trong những dấu hiệu điển hình nhất và triệu chứng của tình trạng này là đau khi chuyển động bất kỳ khớp nào bị viêm. Do đó, những người bị viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ thường sẽ tránh vận động các chi và cố gắng giữ yên một chỗ. Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến khác là khớp sưng, đỏ và ấm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn sinh m

Vi khuẩn gây bệnh: Tụ cầu là loại vi khuẩn đứng hàng đầu trong các loại vi khuẩn gây viêm khớp mủ, điều trị gặp nhiều khó khăn vì hiện nay có ít loại thuốc kháng sinh có tác dụng đối với tụ cầu. Các loại cầu khuẩn khác: lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu.

Phần lớn viêm khớp nhiễm khuẩn đều là thứ phát sau tổn thương ở một nơi khác, đường vào của vi khuẩn có thể là:

  • Chấn thương khớp, nhất là những vết thương hở rách bao khớp, không được xử trí đúng và kịp thời.
  • Những ổ nhiễm khuẩn ở gần khớp mà vi khuẩn theo đường tĩnh mạch hoặc bạch mạch lan vào khớp: mụn nhọt, viêm xương, viêm cơ, viêm ở bộ phận sinh dục, tiết niệu… trong đó hay gặp nhất là viêm cơ.
  • Do tiêm vào khớp: chọc dò khớp, tiêm thuốc vào ổ khớp, nhất là tiêm Hydrocortison. Viêm khớp xảy ra khi tiến hành các thủ thuật này không đúng chỉ định và điều kiện khử khuẩn không tốt.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ?

Nhiều chuyên gia tin rằng trẻ sơ sinh và người lớn tuổi dễ bị bệnh viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ hơn các đối tượng khác.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ, bao gồm:

  • Bệnh nhân có sức đề kháng yếu.
  • Người già.
  • Điều kiện dinh dưỡng kém.
  • Người có cơ địa dễ nhiễm khuẩn: đái tháo đường, sử dụng Steroid nhiều và kéo dài.
  • Trên cơ sở khớp có tổn thương cũ như thoái hóa, chấn thương, thấp khớp.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Bác sĩ chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ bằng cách:

  • Phân tích dịch khớp: Nhiễm trùng có thể thay đổi màu sắc, độ quánh, khối lượng và cấu trúc của chất dịch trong khớp. Bác sĩ sẽ sử dụng cây kim để rút một mẫu của chất dịch này từ khớp bị viêm, từ đó xác định sinh vật gây ra nhiễm trùng và kê thuốc phù hợp.
  • Xét nghiệm máu: Xác định xem trong máu có dấu hiệu nhiễm trùng không. Bác sĩ sẽ dùng cây kim để lấy mẫu máu từ tĩnh mạch.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang khớp bị viêm và phương pháp xét nghiệm hình ảnh khác có thể đánh giá tổn thương của khớp.

Phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ hiệu quả

  • Rút dịch bằng kim: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đâm kim vào khoang khớp và rút dịch bị nhiễm bệnh.
  • Nội soi: Trong nội soi khớp, bác sĩ sẽ đưa một ống soi mềm có gắn máy quay phim tại đỉnh vào trong khớp thông qua một vết rạch nhỏ. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống hút và dẫn lưu vào thông qua đường rạch nhỏ xung quanh khớp.
  • Phẫu thuật mở: Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ gặp khó khăn trong việc dẫn lưu bằng kim hoặc nội soi ở một số khớp, chẳng hạn như hông. Do đó, họ sẽ tiến hành phẫu thuật mở.
  • Thuốc kháng sinh: Để chọn ra thuốc có hiệu quả nhất, bác sĩ phải xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Trong thời gian đầu, bác sĩ thường sẽ đưa kháng sinh vào đường tĩnh mạch ở tay. Một thời gian sau, bạn có thể chuyển sang kháng sinh đường uống, nếu được.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là:

  • Phòng tránh chấn thương.
  • Điều trị tích cực các bệnh khớp, đái tháo đường, bệnh hồng cầu liềm, bệnh thấp khớp và các rối loạn suy giảm miễn dịch.
  • Bỏ hoặc hạn chế uống rượu, bia.
  • Tránh dùng thuốc corticoid dài ngày gây suy giảm miễn dịch.
  • Chăm sóc tốt bệnh nhân sau các phẫu thuật để tránh nhiễm khuẩn hậu phẫu và là nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn sau này.
  • Xử lý tốt các vết thương phần mềm ở vùng da thịt gần các khớp, tránh bị nhiễm khuẩn làm tiền đề gây viêm khớp nhiễm khuẩn. Vết cắn của động vật, côn trùng và loài chân khớp (nhện và bọ ve) có thể dẫn đến viêm nhiễm, do đó bạn nên giảm thiểu tiếp xúc với các loài gây hại.
  • Trước khi đi du lịch, bạn cần khảo sát về khu vực này để xem mình sẽ gặp phải những động vật hoang dã nào.

Bên cạnh đó, bạn có thể giảm nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn bằng lối sống lành mạnh nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch, xem xét chế độ ăn uống và cân nặng. Những người béo phì hoặc suy dinh dưỡng thường dễ bị viêm khớp nhiễm khuẩn.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan