Viêm loét miệng

Tìm hiểu chung

Viêm loét miệng là gì?

Loét miệng xuất hiện bởi tình trạng viêm miệng, gây cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn của cơ thể, dẫn đến biến chứng khác là chứng hấp thu kém.

Một khi mắc chứng hấp thu kém thì cơ thể sẽ không đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cơ thể sẽ phát sinh thêm nhiều bệnh lý khác nữa.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm loét miệng

  • Cơ thể xanh xao, sụt cân, tâm trạng dễ sa sút, cáu gắt;
  • Hệ tiêu hóa thường xuyên gặp nhiều vấn đề: đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy;
  • Chân tay bị tê,, hơi tím tái, chuột rút ở chân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm loét miệng

Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ viêm loét miệng có mối quan hệ mất thiết với môi trường sống, chế độ dinh dưỡng: Môi trường sống không sạch sẽ thì chứa nhiều vi khuẩn gây hại; chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thức ăn bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc viêm loét miệng?

Viêm loét miệng là bệnh rất thường gặp, bất kỳ đối tượng nào cũng có thế mắc bệnh này. Chúng ta có thể kiểm soát phòng ngừa bệnh bằng nhiều cách.

Những người sống ở khu vực Nam Phi, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á, vùng Caribe có nguy cơ bị loét miệng cao hơn.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm loét miệng

Bệnh nhân được khám tổng quát, thậm chí xét nghiệm máu xem có bị mắc bệnh viêm loét miệng hay không, hay mắc các bệnh khác cũng có các dấu hiệu trên như: bệnh Crohn, bệnh Giardia, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích.

Phương pháp điều trị viêm loét miệng hiệu quả

Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, các thuốc này có khả năng chống lại các loại vi khuẩn gây loét miệng. Một số thuốc kháng sinh có thể được sử dụng như: tetracycline, ampicillin, oxytetracycline, sulfamethoxazole và trimethoprim (bactrim).

Bên cạnh đó, bác sĩ còn sử dụng giải pháp thay thế các chất dinh dưỡng trong cơ thể đang thiếu, bệnh nhân được dùng dịch vitamin B12, sắt, acid folic. Khi được sử dụng acid folic, cơ thể bệnh nhân được cải thiện nhanh chóng chỉ sau liều đầu tiên.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm loét miệng

Ngoài việc điều trị nghiêm túc theo các chỉ định, gợi ý của bác sĩ thì các bệnh nhân cần:

  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hợp lý; loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng ra khỏi đầu óc càng nhanh càng tốt.
  • Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao: Mục đích sau cùng vẫn là cải thiện sức khỏe cơ thể, tăng cường sức bền của các cơ, khớp xương.
  • Uống đủ nước, nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn, đối với người trưởng thành nên uống đủ 2,5 lít mỗi ngày.
  • Chế độ ăn uống dinh dưỡng: đặc biệt bổ sung đầy đủ lượng acid béo Omega – 3 trong dầu cá, dầu ô liu; chất béo không bão hòa, các loại vitamin.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan