Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính là gì?

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí đến phổi. Bệnh chia thành hai giai đoạn là viêm phế quản cấp tính và mạn tính. Viêm phế quản cấp được biểu hiện bằng tình trạng bị viêm và sưng ở ống phế quản trong phổi, được cải thiện trong vài ngày. Khi bệnh còn nằm trong giai đoạn cấp tính có thể chữa khỏi nhanh và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Tìm hiểu chung

Viêm phế quản cấp tính là gì?

Phổi giữ một vai trò lớn trong hệ hô hấp của cơ thể. Phổi trao đổi khí từ bên ngoài vào và đưa đến các tế bào trong cơ thể. Vì là cơ quan trực tiếp tiếp nhận lượng khí từ bên ngoài nên cũng đồng nghĩa với việc phổi cũng phải nhận các chất độc hại từ các loại khí đó mang đến. Nếu không thể kiểm soát hệ hô hấp, phổi có khả năng bị viêm phế quản và mắc ung thư rất cao.

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm các đường dẫn không khí đến phổi. Bệnh chia thành hai giai đoạn là viêm phế quản cấp tính và mạn tính. Viêm phế quản cấp được biểu hiện bằng tình trạng bị viêm và sưng ở ống phế quản trong phổi, được cải thiện trong vài ngày. Khi bệnh còn nằm trong giai đoạn cấp tính có thể chữa khỏi nhanh và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản cấp tính

Một số dấu hiệu rất phổ biến của viêm phế quản cấp tính:

  • Ho, ho có đờm;
  • Thở khò khè và có cảm giác cảm lạnh ở lồng ngực;
  • Đau họng, mệt mỏi;
  • Có thể gây sốt từ 37,7 – 38,3 độ C;
  • Nôn, nôn mửa trong khi ho.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm phế quản cấp tính khi không được điều trị kịp thời có thể chuyển thành viêm phế quản mãn tính và có nguy cơ tử vong cao.

Khi cơn ho kéo dài hơn 3 tuần liền và có dấu hiệu bị sụt ký, khó thở, nhất là sau khi làm vận động mạnh, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời để ngăn chặn nguy cơ bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản cấp tính

Đến 90% các ca mắc bệnh viêm phế quản là do bị nhiễm virus. Các virus này có thể tồn tại trong không khí hoặc trong các đồ vật. Khi chúng ta tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, với môi trường không khí bị ô nhiễm bởi khói thuốc, các chất hóa học công nghiệp, rác thải, hoặc hít phải virus lẫn trong bụi, lông cho mèo, chăn mền,… sẽ dẫn đến viêm phế quản.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc viêm phế quản cấp tính?

Viêm phế quản cấp được cho là một trong những căn bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới. Mỗi năm có khoảng 5% người lớn và 6% trẻ em ít nhất một lần bị. Hầu hết những người bị viêm phế quản nặng nhất là những người đã có tiếp xúc với khói thuốc lá, kể cả hút thuốc và hút thuốc thụ động. Ngoài ra, bệnh còn được tìm thấy nhiều ở người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường không khí bụi bẩn.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm phế quản cấp tính

Để chẩn đoán viêm phế quản cấp, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp:

  • Dùng ống nghe để kiểm tra phổi.
  • Đặt một thiết bị vào đầu ngón tay để đo lượng oxy trong máu.
  • Chụp X-quang để phát hiện viêm phổi.

Phương pháp điều trị viêm phế quản cấp tính hiệu quả

Điều trị viêm phế quản cấp tính bạn cần:

  • Cố gắng nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống hơn 10 cốc nước một ngày để hạ sốt và tránh mất nước.
  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và súc miệng.
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc có paracetamol (acetaminophen) để giảm sốt.
  • Có thể uống thêm mật ong để điều trị vì mật ong có khả năng chống viêm cho các ống phế quản.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Để phòng bệnh viêm phế quản cấp, điều quan trọng là chúng ta luôn phải trang bị các vật dụng bảo vệ đường hô hấp của mình khi đi ra ngoài. Ngoài ra, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay thường xuyên, cung cấp nhiều vitamin để tăng cường đề kháng, ngủ đủ giấc và hạn chế tiếp xúc với người bị viêm phế quản.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan