Viêm tuỷ răng

Tìm hiểu chung

Viêm tủy răng là gì?

Viêm tủy răng là tình trạng viêm vùng tủy và các mô quanh chân răng, đây là một trong những nguyên nhân chính gây đau răng và mất răng ở người trẻ. Bệnh này có thể không có hoặc có triệu chứng, khả năng phục hồi cũng có thể có hoặc không trong những trường hợp bệnh kéo dài.

Bệnh viêm tủy răng dễ bị nhầm với tình trạng là những nguyên nhân gây chẩn đoán âm tính:

  • Chấn thương.
  • Tủy răng vôi hóa.
  • Chóp răng chưa trưởng thành.
  • Thuốc gây tê để giảm đau tủy răng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tủy răng

Trường hợp viêm tủy răng không thể phục hồi:

  • Mức độ đau: Đau nhức nhói;
  • Thời lượng: Có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ;
  • Vị trí cơn đau: Chịu ảnh hưởng bởi vị trí cơ thể;
  • Kích thích: Thời gian đầu cơn đau có thể đến tự nhiên hoặc do tác động của nóng hoặc lạnh. Thời gian sau, cơn đau đến do tiếp xúc với nóng và giảm đau khi tiếp xúc với lạnh;
  • Càng kéo dài thì cơn đau càng ảnh hưởng tới các dây chằng lân cận, đặc biệt càng đau nặng hơn vào ban đêm.

Trường hợp viêm tủy răng có thể phục hồi:

  • Mức độ đau: Đau nhẹ hoặc cơn đau nhói và có phần nặng;
  • Thời lượng: Cơn đau diễn ra khá ngắn (thường từ 5 đến 10 phút), nhanh chóng giảm dần khi được ngăn chặn các yếu tố kích thích;
  • Vị trí cơn đau: Không chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi vị trí của cơ thể;
  • Kích thích: Tiếp xúc với nóng, lạnh hoặc thức ăn uống ngọt là sẽ phản ứng liền lập tức.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy các dấu hiệu cơ bản sau đây, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ ngay:

  • Sưng mặt, nướu vùng quanh răng đang bị viêm.
  • Răng thay đổi màu sắc một cách bất thường.
  • Răng đau khi tiếp xúc với nóng hoặc lạnh, cảm giác đau nhức nhói.
  • Thay đổi tư thế cơ thể như nằm hoặc tựa lưng thì cơn đau không khu trú ở răng bị ảnh hưởng.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng

  • Do sâu răng: Sâu răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân chẳng như các tác nhân vật lý, răng miệng được vệ sinh kém tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi phát triển. Sâu răng còn bởi các chấn thương tác động mạnh vào răng, làm lộ buồng tủy, vi khuẩn cũng theo đó mà xâm nhập vào gây viêm tủy.
  • Do các tác nhân hóa học: Các chất hóa học tác động trực tiếp vào nhiều vị trí của răng, gây hở tủy, rồi các chất đó tiếp tục tác động vào tủy răng gây viêm tủy răng.
  • Do quá trình chữa răng bất cẩn gây ra các lổ hỏng làm lộ tủy răng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc viêm tủy răng?

Bệnh viêm tủy răng là tình trạng bệnh về răng miệng khá phổ biến đối với mọi lứa tuổi và giới tính. Những người không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc người từng phẫu thuật khoang miệng có nguy cơ mắc bệnh viêm tủy răng khá cao.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm tủy răng, bao gồm:

  • Các bữa ăn hằng ngày chứa rất nhiều đường, acid.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh thường xuyên.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tủy răng

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang, xét nghiệm tủy điện kết hợp với kiểm tra độ nhạy nhiệt của răng (khi đã hoại tử thì tủy sẽ không phản ứng gì với nóng và lạnh), bên cạnh đó bác sĩ còn thăm khám bằng cách gõ, sờ bên ngoài răng của bệnh nhân; tổng hợp các kết quả có được rồi mới đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất.

Phương pháp điều trị viêm tủy răng hiệu quả

Khi các bác sĩ đưa ra chẩn đoán tủy răng có thể phục hồi hoàn toàn tức là các yếu tố kích thích được loại bỏ, gồm:

  • Điều trị: Loại bỏ tất cả các răng sâu và đặt vòng bảo vệ tủy thích hợp cũng như những nơi được hồi phục hoàn toàn sau đó.
  • Điều trị viêm tủy răng không thể phục hồi: Có mối liên quan đến một trong hai việc nhổ bỏ răng hay điều trị tủy.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tủy răng

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như bảo vệ răng tốt hơn, bạn cần:

  • Không ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Chế độ dinh dưỡng với lượng carbonhydrate phù hợp.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để được theo dõi sức khỏe răng miệng.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan