Xơ cứng rải rác

Tìm hiểu chung

Xơ cứng rải rác là bệnh gì?

Xơ cứng rải rác là bệnh viêm xảy ra tại các thành phần của não hay tủy sống, dẫn đến tổn thương các thành phần liên quan đến não, tủy sống.

Vỏ myelin bao quanh tế bào thần kinh, giúp truyền xung thần kinh ở bệnh nhân xơ cứng rải rác bị viêm và hư hỏng, gây phá vỡ hoặc làm chậm xung thần kinh. Bệnh nhân mắc phải có thể bị nhẹ và không tiến triển, cũng có khi bệnh lý xấu dần và trở nặng rất nhanh chóng.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xơ cứng rải rác

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn thị lực, đau mắt, nhìn mờ hoặc nhìn đôi;
  • Run hoặc co thắt cơ, co cứng;
  • Đau thần kinh hoặc đau cơ xương khớp;
  • Thường xuyên mệt mỏi;
  • Tâm lý bất ổn, có triệu chứng của bệnh trầm cảm;
  • Mất thăng bằng hoặc cứng chi dưới.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bệnh nhân thấy mắc phải một hoặc nhiều biểu hiện nêu trên như: nhìn đôi, thường xuyên mệt mỏi… và các triệu chứng tăng lên khi hoạt động hoặc nóng, đồng thời có tiền sử bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu hay đường hô hấp thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ cứng rải rác

Bệnh được coi là một bệnh tự miễn, có nghĩa là các tế bào hệ miễn dịch vốn có nhiệm vụ tấn công các vi khuẩn, virus lại quay sang tấn công một phần của cơ thể. Các thành phần của hệ miễn dịch mà chủ yếu là các tế bào T sẽ tấn công các vỏ Myelin dẫn đến tình trạng viêm khi bệnh ở thời kỳ hoạt động.

Tình trạng viêm này cứ lặp đi lặp lại có thể để lại những vết sẹo nhỏ (xơ cứng) gây tổn thương các sợi thần kinh vĩnh viễn. Người bệnh mắc phải có nhiều màng xơ cứng trong não và tủy sống.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị xơ cứng rải rác?

  • Bệnh ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và giới tính.
  • Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 40.
  • Tỷ lệ nữ giới: nam giới mắc phải là 2:1.
  • Bạn có xác suất mắc phải là 1% khi có người thân mắc bệnh.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh xơ cứng rải rác

Bệnh nhân sẽ được hỏi bệnh về tiền sử bệnh lý và tiến hành khám lâm sàng. Một vài dấu hiệu được ghi nhận thêm khi khám:

  • Viêm thần kinh thị giác: Được biểu hiện bằng những triệu chứng đau khi cử động mắt, giảm thị lực, khó phân biệt màu.
  • Rối loạn chứng năng bàng quang – ruột.
  • Luồng điện chạy xuống cột sống gây ra bởi gập cổ.

Một số xét nghiệm đi kèm:

  • Thông qua hình ảnh (MRI): Hầu hết bệnh nhân có tổn thương dạng vết hay tròn nhỏ ở chất trắng bao quanh não thất, thể chai, thân não và tủy sống.
  • Xét nghiệm dịch não tủy, chọc dò tủy sống.
  • Đo điện thế gợi.

Phương pháp điều trị bệnh xơ cứng rải rác hiệu quả

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị bệnh dứt điểm, tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể giảm bớt các triệu chứng bệnh bằng các biện pháp như:

Sử dụng thuốc:

  • Interferon-β và glatiramer acetate – “thuốc ABC” (Avonex, Betaseron, Copaxone), các báo cáo cho thấy bệnh nhân có giảm tần suất và độ nặng của các cơn tái phát.
  • Glucocorticoids giúp hồi phục nhanh hơn.

Thuốc dùng để làm giảm các triệu chứng:

  • Mệt mỏi: Amantadine (dùng phổ biến), modafini.
  • Co cứng: Baclofen, diazepam.

Bệnh nhân cũng có thể được điều trị thêm vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu… tùy theo tình trạng bệnh và mức độ khuyết tật.

Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh xơ cứng rải rác

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học.
  • Nên chia nhỏ bữa khi ăn.
  • Thức ăn nên được làm mềm, nhuyễn.
  • Cung cấp đầy đủ các vitamin nhóm B, C, E.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Luôn dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý với chế độ ăn uống ít chất béo bão hòa nhưng giàu axit béo omega – 3 (có trong dầu ô liu và các loại cá) có lợi cho việc phòng tránh bệnh xơ cứng rải rác.
  • Giảm căng thẳng thần kinh, không hoạt động quá sức.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan