Bại não trẻ em

Bại não trẻ em là gì?

Bại não trẻ em là tổn thương não bộ của trẻ khiến nó không tiến triển được và gây ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng vận động, ngôn ngữ, cảm giác… Biểu hiện thường thấy của bệnh nhi là rối loạn vận động, có thể kèm các rối loạn khác về trí tuệ, giác quan và hành vi. Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ các yếu tố tác động ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh và sau sinh đến 5 tuổi. Hiện vẫn chưa có phương pháo chữa trị hoàn toàn chứng bại não, nhưng phụ huynh có thể giúp trẻ cải thiện khả năng tiếp cận thế giới thông qua sự nỗ lực, kiên trì và các hoạt động cùng trẻ.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bại não trẻ em

Người nhà bệnh nhi cần quan sát và nắm bắt các triệu chứng dưới đây sớm để kịp thời can thiệp, thì cơ hội phục hồi sẽ rất cao.

  • Rối loạn vận động: Tay chân di chuyển không nhịp nhàng, di chuyển bị lệch hai bên. Cơ thể mềm oặt, ít có vận động tự phát.
  • Rối loạn sinh lý: Cơ thể trẻ cứng đờ, nuốt không tốt, ngủ dài giấc, vòng đầu hình dáng bất thường, với trẻ sơ sinh bú không có lực, thường trớ sữa, cơ miệng cứng, cân nặng ít tăng.
  • Rối loạn ngôn ngữ: Phần lớn các bệnh nhân đều có biểu hiện này. Các trẻ bị diễn đạt khó khăn, ngọng và nói lắp, cũng có khi mất ngôn ngữ.
  • Rối loạn trí tuệ: trẻ mắc bại não trí tuệ khoảng bằng ¼ người bình thường, nếu bệnh trạng vừa và nhẹ thì ở mức ½, nặng mức ¼.
  • Rối loạn thị giác: Các bệnh lý thường gặp như mắt lác, có tật khúc xạ như cận thị, nhược thị,… Hơn 50% bệnh nhân bị rối loạn thị giác 1 bên.
  • Rối loạn tinh thần: Không nhìn thẳng vào bố mẹ, thường co giật. Trẻ cũng dễ giật mình, co rúm người, không cười và hay cáu kỉnh.
  • Rối loạn thính giác: Một số bệnh nhi có triệu chứng giảm dần thị giác đến điếc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào trẻ có triệu chứng rối loạn vận động hoặc chậm phát triển vận động hãy tìm đến bác sĩ tư vấn ngay để giải đáp thắc mắc về trương lực cơ, vận động và phối hợp vận động cơ. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bại não trẻ em

  • Mẹ bị nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai: Một số nhiễm trùng thường gặp: rubella, virus cự bào (nhiễm trùng do siêu vi trùng nhẹ) và toxoplasmosis (nhiễm trùng do ký sinh trùng nhẹ). Dẫn đến nguy cơ gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này.
  • Bào thai bị thiếu khí não: Có thể do chức năng nhau thai bị giảm sút hoặc bị bóc tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, làm giảm lượng ô-xy cung cấp cho bào thai.
  • Do sinh non: Những đứa trẻ sinh non có nguy cơ xuất huyết não rất cao gây tổn thương các tổ chức đang phát triển của não.
  • Các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
  • Bệnh bất đồng nhóm máu Rh: Là sự bất tương hợp nhóm máu giữa mẹ và bào thai có thể gây tổn thương não dẫn đến bại não. Nhưng bệnh bất đồng nhóm máu Rh có thể ngăn ngừa trước được bằng cách tiêm vào người mẹ mang Rh-âm (Rh-negative) một sản phẩm máu được gọi là Rh immune globulin vào tuần thứ 28 trong thời kỳ mang thai và tiêm nhắc lại một lần nữa sau khi sinh cho đứa trẻ mang Rh-dương (Rh-positive).
  • Những dị tật bẩm sinh khác: Bất thường về cấu trúc não, bệnh di truyền, nhiễm sắc thể bất thường, và những dị tật cơ thể khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại não.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị bại não trẻ em?

Trẻ dễ mắc bệnh bại não khi:

  • Trong thời kỳ mang thai mẹ bị nhiễm trùng hoặc mắc một số bệnh như: Rubella; thủy đậu; Cytomegalovirus (virus cự bào); Toxoplasmosis; giang mai; bệnh về tuyến giáp, thiểu năng trí tuệ hoặc co giật; tiếp xúc với chất độc như menthyl thủy ngân.
  • Trẻ mắc bệnh như viêm màng não do vi khuẩn/ virus; vàng da nặng hoặc vàng da lâu ngày không được điều trị vào thời kỳ sơ sinh.

Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bại não trẻ em, bao gồm:

  • Sinh non.
  • Trẻ có cân nặng khi sinh thấp.
  • Đa thai.
  • Trẻ bị chấn thương đầu hoặc bị nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bại não trẻ em

Các bác sĩ chuyên khoa thường nhận biết được trẻ bị bại não tầm sau 6 tháng tuổi, cha mẹ cần lưu ý tình trạng của trẻ và đưa trẻ đi phục hồi sớm.

Do hiện nay chưa có phương pháp nào chẩn đoán chính xác bệnh bại não nên các bác sĩ phải quan sát trẻ trong thời gian dài và thực hiện các xét nghiệm như siêu âm não qua thóp, chụp CT, đo điện não đồ,… và đặc biệt chụp cộng hưởng từ MRI cho biết được thông tin về tổn thương não.

Phương pháp điều trị bại não trẻ em hiệu quả

Các tổn thương của não muốn được chữa lành hoàn toàn dường như là điều không thể, nhưng chúng ta có thể giúp trẻ nâng cao khả năng tiếp xúc với thế giới thông qua việc phục hồi chức năng nhờ sự hỗ trợ từ gia đình và những người xung quanh.

Phục hồi chức năng gồm:

  • Vận động trị liệu theo mốc vận động của trẻ với trình tự: Kiểm soát đầu cổ – lẫy – ngồi – quỳ – bò – đứng – đi – chạy.
  • Vật lý trị liệu giúp tăng sức co cơ, độ linh hoạt cân bằng trong vận động.
  • Luyện giao tiếp và ngôn ngữ thông qua việc xây dựng mối quan hệ với người khác, biết chơi đùa và giao tiếp bằng cử chỉ, có kỹ năng xã hội cần thiết,… Đồng thời phụ huynh cũng cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, cùng nói chuyện với trẻ, giúp trẻ cải thiện và sớm hòa nhập.
  • Huấn luyện các kỹ năng cần cho hoạt động sống hằng ngày như dùng hai tay, ăn uống, mặc đồ, đi giày, vệ sinh cá nhân,…
  • Ngoài ra trẻ cũng có thể được phẫu thuật để giảm sự căng cơ và điều chỉnh bất thường của xương do liệt cứng như phẫu thuật chỉnh hình hoặc phẫu thuật cắt dây thần kinh.

Mặc dù đây là bệnh kéo dài suốt đời nhưng cũng không diễn tiến tăng nặng, cũng không làm suy giảm tuổi thọ của trẻ. Điều quan trọng nhất là phụ huynh cần luôn ở bên cạnh trẻ, sẵn sàng hỗ trợ và động viên trẻ vượt qua các trở ngại. Nếu điều trị tốt, trẻ vẫn có khả năng học tập và sinh hoạt với cộng đồng.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Không kết hôn cận huyết.
  • Bà mẹ trên 35 tuổi không nên sinh thêm con vì sẽ có nhiều yếu tố gây tổn thương bào thai.
  • Sản phụ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đồng thời không nên dùng các chất gây nghiện hoặc kích thích như rượu, thuốc lá.
  • Bổ sung vitamin K gần ngày sinh để hạn chế mất máu và phòng xuất huyết não.
  • Quan sát tình hình vàng da của trẻ để trẻ được điều trị sớm nếu có bất thường.
  • Trẻ bại não cũng cần bổ sung đầy đủ các chất như mọi trẻ bình thường khác.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan