Hen phế quản

Hen phế quản là gì?

Bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là tình trạng viêm đường hô hấp dạng nặng dẫn đến tắt đường thở, co thắt, phù nề, tăng tiết đờm và hạn chế cung cấp khí oxy vào cơ thể. Vì vậy, người bị bệnh này sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở, và phải thở gấp. Khoảng thời tiết thường xuyên thay đổi như ban đêm hoặc sáng sớm là khoảng thời gian tác động làm bệnh tái phát.

Tìm hiểu chung

Hen phế quản là gì?

Bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là tình trạng viêm đường hô hấp dạng nặng dẫn đến tắt đường thở, co thắt, phù nề, tăng tiết đờm và hạn chế cung cấp khí oxy vào cơ thể. Vì vậy, người bị bệnh này sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở, và phải thở gấp. Khoảng thời tiết thường xuyên thay đổi như ban đêm hoặc sáng sớm là khoảng thời gian tác động làm bệnh tái phát.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hen phế quản

Các triệu chứng, biểu hiện thường gặp của bệnh hen phế quản là:

  • Ho, nặng ngực, khó thở, thở khò khè, thở có tiếng rít và tái phát nhiều lần.
  • Vã mồ hôi, mệt mỏi;
  • Thường hắt hơi, sổ mũi, đau mắt liên tục từ khoảng 5 – 15 phút;
  • Có triệu chứng giống như cảm cúm từ 10 – 15 ngày trở lên;
  • Trong trường hợp cơn hen lên đỉnh điểm sẽ làm người bệnh xanh xao, môi thâm nhạt, cơ thể tím tái, không thể nói được, thở gấp do thiếu oxy.

Các triệu chứng của hen phế quản nặng là:

  • Ho dai dẳng;
  • Không có khả năng nói thành câu hoàn chỉnh;
  • Thở nhanh khi đi bộ;
  • Ngực cảm thấy bị bóp chặt;
  • Môi có thể xanh tái;
  • Cảm thấy hồi hộp, không có khả năng tập trung;
  • Bạn có thể khom vai, ngồi hoặc đứng để có thể thở dễ dàng hơn;
  • Các cơ vùng bụng và cổ co kéo. Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy hô hấp.

Những biến chứng có thể gặp khi bị hen phế quản

Bệnh hen phế quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp người bệnh lên cơn hen trong vài phút và không thở được nhưng không có biện pháp cấp cứu kịp thời nên đã tử vong. Các biến chứng khác bao gồm: tràn khí phế nang, khí phế thũng, suy tim… Vì vậy người bị hen phế quản cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản

Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản có thể là do di truyền, hoặc các yếu tố tự phát. Trong đó bao gồm nhiễm khuẩn, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn hoặc dị ứng các dị vật như lông động vật, nấm mốc, khói thuốc lá, phấn hoa…


Nguy cơ mắc phải

Nguy cơ mắc bệnh hen phế quản

Hen phế quản là một bệnh lý phổ biến và bất cứ ai cũng có thể mắc phải nhưng thường sẽ bắt đầu từ khi còn bé. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh hen phế quản.
  • Mắc các chứng bệnh về dị ứng.
  • Nghề nghiệp phải tiếp xúc với khói bụi hoặc môi trường ô nhiễm.
  • Hút thuốc lá.
  • Béo phì.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hen phế quản

Bác sĩ thường chẩn đoán hen phế quản bằng cách:

  • Khai thác tiền sử dị ứng.
  • Khám lâm sàng, nghe hơi thở và tìm kiếm các dấu hiệu của hen phế quản hoặc dị ứng. Dấu hiệu bào gồm thở khò khè, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và các tình trạng dị ứng ở da.
  • Xét nghiệm:
    • Hô hấp ký: Đo lượng không khí người bệnh có thể hít vào và thở ra.
    • Xét nghiệm kích thích phế quản: Đo độ nhạy cảm của đường thở.
    • Chụp X-quang ngực và điện tâm đồ: Giúp bác sĩ tìm ra liệu có phải bệnh gây ra do dị vật kẹt trong đường hô hấp hay bệnh lý khác không.

Phương pháp điều trị hen phế quản hiệu quả

Hiện chưa có phương pháp điều trị tận gốc cho bệnh hen phế quản. Người bệnh có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách dùng thuốc và thay đổi lối sống. Hầu hết các thuốc điều trị hen phế quản có tác động chủ yếu là giảm sự co thắt phế quản (thuốc giãn phế quản) hoặc giảm viêm (thuốc corticosteroids). Trong điều trị hen phế quản, các thuốc dạng hít nhìn chung được ưa chuộng hơn so với các thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng được uống qua đường miệng. Các thuốc dạng hít tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi mà các triệu chứng của hen phế quản bắt đầu. Sự hấp thu của các thuốc dạng hít vào các nơi khác của cơ thể là rất ít. Do đó các tác dụng phụ ít gặp hơn so với các thuốc dạng uống.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bạn có thể áp dụng các phương pháp này tại nhà để đối phó vưới hen phế quản:

  • Dùng thuốc đều đặn và đúng theo toa thuốc của bác sĩ.
  • Tránh các nguyên nhân có thể khiến bạn dị ứng và làm bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Giữ môi trường sống trong lành.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết lạnh.
  • Tập thể dục, nâng cao sức khỏe.
  • Sử dụng thiết bị xông mũi, họng.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan