Bệnh dại

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương do động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Bạn có thể phơi nhiễm với bệnh dại khi bị động vật nhiễm bệnh cắn, liếm. Ngoài ra, bệnh dại còn lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với khí hoặc ghép tạng bị nhiễm virus dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Tìm hiểu chung

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương do động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Bạn có thể phơi nhiễm với bệnh dại khi bị động vật nhiễm bệnh cắn, liếm. Ngoài ra, bệnh dại còn lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với khí hoặc ghép tạng bị nhiễm virus dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Các động vật tồn tại bệnh dại như: chồn hôi, gấu trúc Mỹ, dơi và cáo; thú nuôi trong gia đình như chó mèo.

Bệnh có mức độ lây nhiễm trung bình và nguy hiểm cao nên khi bị động vật cắn, tốt nhất là nên đến cơ sở y tế có chuyên môn chích ngừa dại.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dại

Các triệu chứng bệnh xuất hiện sau khi nhiễm bệnh mất từ 35 – 65 ngày. Các biểu hiện ban đầu như:

  • Sốt;
  • Nhức đầu;
  • Mệt mỏi, kiệt sức;
  • Chán ăn, buồn nôn hoặc đau tê nơi vết cắn.

Các biểu hiện trên thường kéo dài từ 3 – 4 ngày, sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng ở hệ thần kinh như:

  • Thần kinh bị kích động, lú lẫn, lo lắng;
  • Tình thần hiếu động thái quá với những hành vi bất thường và mất ngủ;
  • Các biểu hiện của chứng ảo giác, sợ nước, co giật, tê liệt.

Bệnh dại nếu không được điều trị sớm sau khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh sẽ dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong, thường từ 4 – 7 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu trở nặng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất sau khi bị động vật cắn, kể cả vật nuôi để được hướng dẫn điều trị và tiêm ngừa bệnh đúng cách.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh dại

Bệnh dại do một loại vi khuẩn có tên là Rhabdovirus thường có trong nước bọt của động vật mắc bệnh dại.

Cơ thể người sẽ bị nhiễm bệnh khi bị động vật nhiễm bệnh dại cắn.

Mặt khác, bệnh dại còn có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa nước bọt với các vết thương hở hoặc niêm mạc như miệng hoặc mắt.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh dại?

Bệnh dại có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi. Người sống ở các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi chưa có vắc-xin phòng bệnh khi bị cắn;

Nhóm trẻ em dưới 15 tuổi dễ mắc bệnh nhất;

Người làm việc ở phòng thí nghiệm tiếp xúc với virus dại;

Người đi du lịch ở những nơi xa xôi, điều kiện y tế kém phát triển.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dại, bao gồm:

  • Đi chơi, du lịch hay sinh sống ở những nơi có dịch bệnh dại phổ biến.
  • Tiếp xúc với động vật hoang dã có mang mầm bệnh như: dơi, chồn hôi, gấu trúc Mỹ, cáo,…
  • Hoạt động trong phòng thí nghiệm có vi khuẩn dại.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh dại

Khi bị động vật cắn bạn cần kiểm tra ngay nó có bị bệnh dại không nhưng hiện nay vẫn chưa có cách nào phát hiện bạn có bị lây virus dại sau khi bị động vật cắn hay không. Do đó, hãy ngăn ngừa bệnh dại bằng cách đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn, tiêm chích phòng bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh dại hiệu quả

Khi bị động vật cắn nên rửa sạch vết thương bằng nước, xà phòng, hợp chất iod povidone hoặc những thuốc tương tự.

Sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị qua các yếu tố nguy cơ. Ví dụ:

  • Nếu con vật cắn như chó mèo mà trong vòng 10 ngày không có biểu hiện dại thì không cần điều trị gì.
  • Nếu con vật có dấu hiệu bệnh dại thì bác sĩ sẽ điều trị bằng bằng globulin miễn dịch dại ở người (HRIG) và vắc-xin tế bào lưỡng bội chống bệnh dại ở người (HDCV) cho bạn.

Sử dụng HRIG được tiêm nửa liều một lần ở gần vết thương và nửa liều còn lại vào cơ bắp. HDCV được tiêm 5 liều vào ngày 0, 3, 7, 14 và 28 tính từ mũi tiêm đầu tiên. Điều trị nên tiếp tục ngay cả khi xuất hiện những phản ứng của vắc-xin.

Bên cạnh đó, bạn có thể được tiêm thêm một liều thuốc phòng chống uốn ván.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh dại

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Cách ly con vật cắn. Chó mèo được cách ly theo dõi bệnh dại ít nhất 10 ngày.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bạn nên xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt và phong cách sống tốt để hạn chế bị mắc bệnh như:

  • Khi bị động vật cắn, bạn nên nhanh chóng sơ cứu và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Hạn chế tiếp xúc, chơi đừa với chó mèo, động vật.
  • Tiêm vắc-xin ngừa dại cho chó, mèo, vật nuôi,…

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan