Bệnh rubeon

Tìm hiểu chung

Bệnh rubeon là gì?

Rubeon là một bệnh truyền nhiễm do togavirus thuộc chủng virus Herpes gây nên, thường gặp ở trẻ em. Bệnh lây lan ở mức trung bình, từ 1 tuần trước khi phát ban tới 15 ngày sau đó. Sau khi mắc bệnh sẽ tạo được sự miễn dịch bền vững.

Bệnh rubeon nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai gây ra quái thai, nhiễm bệnh bẩm sinh.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rubeon

  • Gây sốt trong vài ngày sau đó phát ban;
  • Viêm khớp nổi trội;
  • Các dấu hiệu bệnh khó phân biệt với các bệnh nhiễm virus như tăng bạch cầu đơn phân nhiễm khuẩn, nhiễm echo virus, nhiễm virus coxsackie,…;
  • Ở trẻ em, có các triệu chứng như chán ăn, tiêu chảy nhẹ, sốt phát ban, sưng mí mắt,…;

Các biến chứng nguy hiểm như: viêm não, giảm tiểu cầu nguy hiểm đến tính mạng, hoặc bệnh nhân mắc bệnh rubeon bẩm sinh có nguy cơ tử vong cao hay để lại di chứng bẩm sinh tồn tại vĩnh viễn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh rubeon lây lan khá nhanh nên việc bị nhiễm bệnh rất dễ, các triệu chứng bệnh cũng không rõ ràng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rubeon

Bệnh rubeon do các nguyên nhân:

  • Thường gặp nhất là virus Herpes người 6 (HHV6), hoặc chủng virus Herpes khác (HHV7).
  • Bệnh lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc đường hô hấp hay nước bọt của người nhiễm bệnh.
  • Bệnh dễ lây khi trẻ dùng chung cốc, đồ ăn có nhiễm virus.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh rubeon?

Bệnh rubeon là bệnh phổ biến ở trẻ em, nhất là lứa tuổi 6 tháng đến 3 tuổi; một số trường hợp có thể xảy ra ở người lớn. Hầu như tất cả trẻ em đều bị nhiễm virus gây bệnh rubeon trước tuổi đi nhà trẻ. Bệnh có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm, mặc dù cao điểm là vào cuối xuân đầu hè.

Phụ nữ mang thai nhiễm virus trong 3 tháng đầu mang thai dẫn tới rubeon bẩm sinh tối thiểu là 80% ở thai nhi.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh rubeon

Bệnh rubeon được bác sĩ chẩn đoán qua việc khám thực thể triệu chứng bệnh, hỏi tiền sử bệnh và dấu hiệu ban xuất hiện.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ra kháng thể với rubeon.

Phương pháp điều trị bệnh rubeon hiệu quả

Bệnh khá phổ biến nhưng lại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị bệnh rubeon là điều trị triệu chứng và chăm sóc cơ thể.

Đa số trẻ em hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 tuần sau khi sốt, bác sĩ sẽ hướng dẫn và chỉ định phụ huynh sử dụng thuốc hạ sốt như acetaminophen hoặc ibuprofen và các biện pháp chăm sóc phù hợp.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rubeon

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Bệnh nhân thực hiện các chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm não, giảm tiểu cầu.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bệnh rubeon hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng những cách sau:

  • Tránh tiếp xúc với mầm bệnh, người bệnh.
  • Cách ly trẻ với trẻ khác để tránh lây nhiễm bệnh như nghỉ học,…
  • Vệ sinh tay sạch sẽ để phòng lây nhiễm virus.
  • Phụ nữ mang thai hay có dự định mang thai nên tiêm phòng ngừa bệnh.
  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn.
  • Bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.
  • Cách ly và thực hiện các biện pháp cách ly để phòng ngừa lây lan bệnh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan