Chấn thương cột sống

Tìm hiểu chung

Chấn thương cột sống là gì?

Chấn thương cột sống là sự chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh hoặc một chấn thương gián tiếp vào xương, mô mềm hoặc các mạch máu quanh tủy sống.

Chấn thương cột sống là bị tổn thương ở một đốt sống, nhưng cũng có khi gặp tổn thương ở 2 – 3 đốt sống liền nhau hoặc không liền nhau. Vị trí ở trên cột sống thường gặp là nơi tiếp giáp giữa đoạn đốt sống di động và đoạn đốt sống ít di động như D12 – L1 và  C5  – C6.

Chấn thương cột sống được xem là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng cuộc sống nặng nề nhất.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị chấn thương cột sống

  • Đau hoặc có cảm giác đang bị châm, chích, khó thở;
  • Đau lưng nặng hoặc có áp lực trong cổ, đầu (hay tái phát đi tái phát lại nhiều lần);
  • Tê ngứa hoặc mất cảm giác ở bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân; mất phối hợp hoặc tê liệt ở bất kì phần nào cơ thể;
  • Thở yếu sau khi bị chấn thương;
  • Cổ hoặc lưng nằm ở vị trí kì lạ hoặc bị xoắn lại;
  • Ho nhiều hoặc ho ra các chất dịch;
  • Không có khả năng vận động, mất cảm giác (khả năng cảm thấy nóng, lạnh,…), mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Ngoài ra, những tình trạng liệt từ một chấn thương cột sống gồm:

  • Liệt tứ chi: Tình trạng này có nghĩa là tất cả cánh tay, bàn tay, thân, chân và cơ quan vùng chậu đều bị ảnh hưởng bởi chấn thương cột sống;
  • Liệt hai chi dưới: Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tất cả hoặc một phần của cột sống, chân và cơ quan vùng chậu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất cứ ai bị chấn thương ở đầu và cổ cần phải đi khám ngay, một chấn thương cột sống nghiêm trọng không phải lúc nào cũng rõ ràng ngay lập tức và hơn nữa cơ địa mỗi người là khác nhau. Nếu không được phát hiện, chấn thương nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.

  • Tê hoặc tê liệt có thể phát triển ngay lập tức hoặc từ từ, như chảy máu hay sưng xảy ra trong hoặc xung quanh tủy sống;
  • Thời gian giữa chấn thương và điều trị có thể là rất quan trọng trong việc xác định mức độ của biến chứng và phục hồi.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Mỗi người một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương án điều trị thích hợp. Việc tự điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến những tổn thương nguy hiểm khác.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương cột sống

Trong chấn thương cột sống có hai cơ chế nổi bật:

  • Cơ chế trực tiếp: Bị vật cứng đập trực tiếp vào cột sống hoặc bị té ngữa làm ưỡn quá mức hay gập quá mức cột sống.
  • Cơ chế gián tiếp: Ép theo trục dọc cột sống từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Ví dụ ngã từ trên cao xuống lộn đầu xuống trước, vật rơi từ trên cao đè xuống bả vai, ngã ngồi. Cơ chế chấn thương gián tiếp còn được đề cập đến trong trường hợp xoay hoặc ưỡn cột sống quá mức.

Chấn thương cột sống thường là hậu quả của một tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Ví dụ như một cuộc tấn công bạo lực (bị đâm hoặc sử dụng súng); Lặn vào vùng nước nông; Chấn thương trong một tai nạn xe hơi; Rơi xuống từ vị trí cao; Tai nạn trong thể thao; Tai nạn do điện; …

Các nguyên nhân này gây ra tổn thương các đốt sống như di lệch, vỡ, lún, chèn ép, chảy máu, phù nề, thậm chí làm đứt ngang dây sống; ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị chấn thương cột sống?

Tỉ lệ mắc chấn thương cột sống không cao nhưng vẫn có khả năng xảy ra ở bất cứ ai. Nam giới bị ảnh hưởng gấp 5 lần so với nữ. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Không dùng các biện pháp bảo hộ khi tham gia giao thông trên đường, khi chơi thể thao hoặc khi tham gia các vận động mạo hiểm.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chấn thương cột sống

Các bác sĩ có thể chẩn đoán chấn thương cột sống bằng cách kiểm tả và quan sát các chức năng vận động của cột sống. Đồng thời kết hợp với các xét nghiệm:

  • CT scan: Giúp xác định tộn thương bao quát ở xương, đĩa và các vấn đề khác.
  • X-quang: X-quang có thể cho thấy các vấn đề đốt sống (cột sống), các khối u, gãy xương hoặc thoái hóa cột sống;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra tủy sống và xác định các đĩa đệm bị thoát vị, máu đông hoặc các tác nhân là nén tủy sống.

Phương pháp điều trị chấn thương cột sống hiệu quả

Không có cách nào để phục hồi tổn thương ngoại trừ lắp các bộ phận giả và dùng thuốc để thể thúc đẩy tái tạo tế bào thần kinh và cải thiện chức năng của các dây thần kinh còn lại sau khi chấn thương cột sống. Điều trị chấn thương cột sống tập trung vào việc ngăn ngừa tổn thương thêm và giúp người bị chấn thương cột sống trở về một cuộc sống năng động và hiệu quả.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chấn thương cột sống

  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về cách thức tập các bài vật lí trị liệu giúp hồi phục chức năng cột sống.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Giảm thiểu những rủi ro để phòng ngừa chấn thương cột sống như luôn cài dây an toàn khi đi xe hơi, đeo thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao hay không nên lặn xuống nước nếu bạn không biết về độ sâu và mức độ nguy hiểm của nó.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan