Chuột rút cô cứng

Chuột rút co cứng là gì?

Chuột rút co cứng là hiện tượng co thắt cơ đột ngột ngoài ý muốn, gây đau đớn dữ dội ở một bắp thịt, làm cử động khó khăn. Chuột rút xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, thường gặp nhất là cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Thời gian diễn ra chuột rút co cứng là vài giây đến vài phút. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe.

Tìm hiểu chung

Chuột rút co cứng là gì?

Chuột rút co cứng là hiện tượng co thắt cơ đột ngột ngoài ý muốn, gây đau đớn dữ dội ở một bắp thịt, làm cử động khó khăn. Chuột rút xảy ra ở bất cứ bắp thịt nào, thường gặp nhất là cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Thời gian diễn ra chuột rút co cứng là vài giây đến vài phút. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước, ngồi gần bếp lửa, khi đang lái xe.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chuột rút co cứng

  • Cơ thể không chủ động kiểm soát được tình trạng co cơ;
  • Không thể thư giãn được các cơ bắp;
  • Đâu mỏi ở các cơ bị ảnh hưởng;
  • Mất chức năng cơ tạm thời;
  • Cơ bị co giật.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bình thường chuột rút chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không kéo dài và không gây nguy hiểm. Nếu chuột rút xảy ra lần đầu và có hiện tượng tái đi tái lại, bạn cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách thức kiểm soát cơn chuột rút vì nếu chuột rút xảy ra khi đang lái xe, điều khiển máy móc, đang bơi dưới nước… thì có thể gây tai nạn, chết đuối.

Mỗi người một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương án điều trị thích hợp. Việc tự điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa có thể dẫn đến những tổn thương nguy hiểm khác.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút

  • Do mất nước: Khi cơ thể thiếu nước, các dây thần kinh sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước những tác động vật lý. Tình trạng này có thể gây ra các cơn co thắt, tạo áp lực lớn lên hệ thần kinh và kết quả là những cơn chuột rút khó chịu.
  • Thiếu khoáng chất: Mất cân bằng natri, canxi, magie và kali có thể dẫn đến chuột rút.
  • Hoạt động trong thời gian dài: Khi các dây thần kinh từ vỏ não bị tổn thương, các cơ sẽ cứng lại gây nên hiện tượng này.
  • Tập luyện quá sức: Khi các cơ không thích ứng kịp với cường độ tập luyện, bạn sẽ dễ dàng gặp phải những chấn thương vật lý, trong đó có chuột rút.
  • Mệt mỏi: Cơ thể mệt mỏi, quá trình tuần hoàn sẽ rối loạn, ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các cơ bắp. Hiện tượng này cũng liên quan tới tình trạng rối loạn chức năng thần kinh và khi kéo dài sẽ gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe.
  • Đứng, ngồi quá lâu: Việc trung thành với một tư thế quá lâu đều có thể khiến những bó cơ mỏi và đau nhức nghiêm trọng
  • Viêm khớp: Chứng bệnh này ảnh hưởng tới các mô tại khu vực sưng viêm, đồng thời làm tổn hại các dây thần kinh lân cận. Khi những tổn thương này chưa kịp phục hồi, bất cứ hoạt động nào liên quan tới khu vực này đều có khả năng dẫn đến đau nhức và co cơ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị bệnh chuột rút co cứng?

Bất kì ai cũng có thể bị chuột rút co cứng. Bệnh phổ biến hơn ở những người lớn tuổi (từ 60 trở lên). Khả năng gặp chuột rút càng cao khi tuổi càng lớn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị chuột rút co cứng, bao gồm:

  • Các vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều, phụ nữ mang thai, lao động, tập luyện với cường độ cao, cơ thể bị mất nước, mất muối… đều dễ bị chuột rút.
  • Chuột rút khi đang vận động thường gặp ở các bắp thịt lớn như cẳng chân và đùi. Khi đó cơ bắp bị mệt mỏi, vận động quá lâu, quá mạnh, vận động khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể bị mất muối làm giảm nồng độ natri, canxi, magie và kali trong máu.
  • Những người ngồi làm việc lâu, không thay đổi tư thế cũng thường bị chứng co cứng cơ.
  • Những người sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh như statin, prednisone, thuốc lợi tiểu làm giảm kali và magie cũng dễ bị chuột rút. Bệnh nhân bị các bệnh: tiểu đường, Parkinson, đường huyết thấp, thiếu máu, bệnh tuyến giáp, bệnh thận đang lọc máu, rối loạn tuần hoàn, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới đều dễ bị chuột rút.
  • Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ do thiếu canxi, phospho, magie, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chuột rút co cứng

Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút thì không đáng ngại. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chuột rút, hoặc bị chuột rút gây đau đớn, thì cần đi khám bệnh, xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh gây ra chuột rút. Chuột rút dễ dàng được chẩn đoán thông qua những biểu hiện lâm sàng tại các cơ và tiền sử bệnh lý mà bạn nêu với bác sĩ.

Phương pháp điều trị chuột rút co cứng hiệu quả

Muốn khỏi đau nhanh chóng cần thực hiện các thao tác sau đây:

  • Dừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ, có thể dùng dầu nóng lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút.
  • Sơ cứu ngay tại vị trí chuột rút:
    • Nếu chuột rút ở cẳng chân: Bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược: kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về đầu gối.
    • Khi bị chuột rút bắp đùi: Cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống.
    • Trường hợp chuột rút cơ xương sườn: Trước tiên bạn cần hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.
    • Nếu chuột rút ở bắp chân: Khi bị chuột rút, cả khối cơ bị co lại, lồi lên, ấn thấy cứng và rất đau, bàn chân không co duỗi được, các ngón chân quặp lại, ngón cái ngoặt ra ngoài hoặc vênh lên.
  • Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước cam, nước chanh.
  • Sau khi đã qua cơn đau, bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn bắp thịt.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chuột rút co cứng

  • Có thể dùng thuốc uống theo chỉ định của thày thuốc để bổ sung các chất như canxi, magie và kali, thuốc thư giãn cơ.
  • Bạn nên để các cơ thư giãn thường xuyên, không nên bắt chúng vận động quá sức.
  • Khi bạn đã có tiền sử bị chuột rút, hãy hết sức thận trọng và hạn chế tham gia các môn thể thao mạo hiểm một mình.
  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi chuột rút vẫn có dấu hiệu chưa thuyên giảm.

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả

  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, nên cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày. Không nên đợi khi nào khát  mới uống. Các loại nước như: nước oresol, nước chanh đường muối, nước dừa,…
  • Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước khi đi ngủ, tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện.
  • Điều chỉnh hài hòa lượng kali thu nạp vào trong cơ thể, hạn chế các chất kích thích như thuốc lá và cà phê. Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ các chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
  • Nên mang giày vừa chân, gót giày không quá cao.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan