Cúm

Cúm là gì?

Cúm hay còn gọi là cảm cúm. là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp thường gặp theo mùa và có khả năng lây lan nhanh chóng. Triệu chứng của bệnh sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.

Tìm hiểu chung

Cúm ( cảm cúm) là gì?

Cúm hay còn gọi là cảm cúm. là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp thường gặp theo mùa và có khả năng lây lan nhanh chóng. Triệu chứng của bệnh sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.

Cảm cúm xuất hiện đột ngột và thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày rổi khỏi hẳn. Với những người có miễn dịch yếu như người già và trẻ nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn và thời gian tồn tại của bệnh cũng lâu hơn; thậm chí có thể xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Một số loại cúm nguy hiểm và có mức độ truyền nhiễm cao cần được đề phòng hiện nay là: H5N1, H1N1, H7N9…


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm (cảm cúm)

Bệnh cúm có các triệu chứng như:

  • Sốt , đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng;
  • Ho, tình trạng ho kéo dài;
  • Hắt hơi; sổ mũi;
  • Đau họng; đau cơ;
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Dạ dày khó chịu, trường hợp này xảy ra nhiều hơn ở người lớn;

Ngoài ra, bạn còn gặp các dấu hiệu bệnh khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh cúm thường được điều trị tại nhà mà không cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra nếu thấy các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus cúm H5N1, H1N1, H7N9,… hay các dấu hiệu bệnh cúm nặng, kéo dài. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến cúm (cảm cúm)

Bệnh cảm cúm do virus được phân loại theo loại A, B và C. Loại A là dạng phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây bệnh cúm là:

  • Hít phải mầm bệnh từ dịch ho, hắt hơi trong không khí.
  • Tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
  • Virus lây nhiễm từ động vật như gia cầm, heo.
  • Ăn phải thức ăn chứa virus.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh cúm (cảm cúm)?

Bệnh cúm là một bệnh hết sức phổ biến, trung bình một người trưởng thành có thể bị cúm 2 – 3 lần/năm, trẻ em có thể bị đến 6 – 7 lần/năm. Bệnh dễ xảy ra với:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Người cao tuổi > 65 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người có hệ miễn dịch yếu.
  • Người bị béo phì nặng; người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận hoặc đái tháo đường.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm (cảm cúm)

  • Bệnh cúm phát triển theo mùa nên trẻ em và những người trên 65 là lứa tuổi dễ mắc bệnh khi giao mùa.
  • Người làm việc trong môi trường chứa virus gây bệnh.
  • Người sống trong khu vực đông đúc, tập trung dễ phát triển bệnh.
  • Những người có hệ miễn dịch suy giảm như HIV/AIDS, ung thư.
  • Người có tiền sử bệnh mạn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch khi bị mắc virus cúm rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Phụ nữ mang thai nên chú ý khi bị bệnh cúm ở 6 tháng cuối của thai kỳ.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh cúm (cảm cúm)

Bệnh cúm được bác sĩ chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng như dấu hiệu bệnh, thời điểm phát bệnh.

Ngoài ra, bác sĩ còn tiến hành các xét nghiệm gồm xét nghiệm mẫu thử nước mũi hoặc xét nghiệm máu, hoặc yêu cầu chụp X-quang để kiểm tra xem bạn có bị các biến chứng về phổi không.

Phương pháp điều trị bệnh cúm (cảm cúm) hiệu quả

Bệnh cúm thường được điều trị bằng các cách:

  • Nghỉ ngơi, uống đủ nước.
  • Sử dụng thuốc giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi, không nên dùng aspirin.
  • Người bệnh nên tắm bằng nước ấm, miếng dán hạ sốt, giảm đau.
  • Sử dụng máy phun sương để giảm tiết nước bọt và súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng có thể làm giảm đau họng.
  • Với những người bị cúm nặng thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng virus.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cúm (cảm cúm)

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với mọi người hoặc dùng khẩu trang y tế trong khu vực đông người để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Rửa tay thường xuyên.
  • Khăn giấy khi đã dùng nên bỏ vào một túi riêng và đi vứt ngay.
  • Uống 8 ly nước mỗi ngày và cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
  • Tái khám để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có dịch mủ chảy từ tai và mũi.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể phòng bệnh cúm bằng các phương pháp phòng ngừa đơn giản và lối sống khoa học như:

  • Tiêm phòng vắc-xin ngừa cúm mỗi năm.
  • Tránh các chất kích thích, thuốc lá.
  • Vệ sinh cá nhân, tay chân thường xuyên nhất là khi tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi xuất hiện các dấu hiệu sốt hoặc ho nặng hơn, thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau hoặc cứng cổ.
  • Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan