Viêm tai ngoài ác tính

Viêm tai ngoài ác tính là gì?

Viêm tai ngoài ác tính là một bệnh viêm tai ngoài do nhiễm trùng, bệnh da (chàm hay tăng tiết bã nhờn), nấm, sự kích thích thường xuyên (ngoáy tai), dị ứng, chảy mủ mạn từ tai giữa, u (hiếm), hay có thể đơn thuần sau một thói quen như thường xuyên cào gãi tai. Bệnh gây ra hiện tượng bị chàm ở ống tai, sau đó có dịch đen chảy là biểu hiện nhiễm nấm kèm theo.

Tìm hiểu chung

Viêm tai ngoài ác tính là gì?

Viêm tai ngoài ác tính là một bệnh viêm tai ngoài do nhiễm trùng, bệnh da (chàm hay tăng tiết bã nhờn), nấm, sự kích thích thường xuyên (ngoáy tai), dị ứng, chảy mủ mạn từ tai giữa, u (hiếm), hay có thể đơn thuần sau một thói quen như thường xuyên cào gãi tai. Bệnh gây ra hiện tượng bị chàm ở ống tai, sau đó có dịch đen chảy là biểu hiện nhiễm nấm kèm theo.

Viêm tai ngoài ác tính phát triển từ ngoài vào trong gây viêm tế bào, viêm xương và có thể làm liệt các dây thần kinh sọ, thậm chí có thể gây tử vong khi quá trình viêm lan tới lớp màng trong của não.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai ngoài ác tính

Viêm tai ngoài ác tính có những dấu hiệu sau:

  • Có hiện tượng ống tai rỉ máu, đặc biệt là khi được hút nhẹ các tiết dịch ra;
  • Người bệnh đau tai dữ dội nhất là về đêm, cảm giác sờ vào vành tai gây đau nhiều;
  • Nghe kém hoặc ù tai;
  • Nổi hạch lympho ở cổ, cứng hàm do viêm khớp thái dương hàm hoặc kích thích cơ nhai.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm tai ngoài ác tính

Nguyên nhân chính gây viêm tai ngoài ác tính là do xuất hiện vết rách ở ống tai ngoài (thậm chí chỉ là những vết thương do rửa tai, ngoáy tai tạo ra). Các vi khuẩn sẽ lợi dụng những vết rách da này để xâm nhập vào bên trong tế bào gây viêm, sau đó tiếp tục làm viêm sụn ở nhưng vùng lân cận và tiếp đến gây viêm xương nhĩ (các xương búa, đe, bàn đạp ở sát màng nhĩ). Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn làm mủ xanh Pseudomonas Aeruginosa.

Nếu không điều trị, bệnh viêm tai giữa ác tính sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng các dây thần kinh VII (thần kinh mặt), sau đó lần lượt đến các dây thần kinh hỗn hợp (vừa cảm giác vừa vận động): Dây IX (thần kinh thiệt hầu), dây X (thần kinh phế vị), dây XI (thần kinh phụ) gây ra hiện tượng khó phát âm, rối loạn nuốt, tiếp đến liệt dây XII (thần kinh hạ thiệt) khiến lưỡi bị lệch về phía bên tai đau. Khi quá trình viêm lây lan tới lớp màng trong của sọ não có thể gây tử vong.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị viêm tai ngoài ác tính?

Bất kì ai cũng có thể bị viêm tai ngoài ác tính. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu như có tiền sử bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV, ung thư đang hóa xạ trị hoặc người già.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm tai ngoài ác tính

  • Chẩn đoán qua hỏi tiền sử bệnh và khám thực thể.
  • Xét nghiệm máu toàn bộ.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI).
  • Nuôi cấy dịch tai để xác định bệnh lý.

Phương pháp điều trị viêm tai ngoài ác tính hiệu quả

Điều trị bệnh viêm tai giữa ác tính thường là:

  • Sử dụng trực tiếp thuốc kháng sinh nhỏ tai (Cortisporin, Volsol, Cipro), có kèm hoặc không kèm thuốc uống.
  • Giữ tai luôn mở và giữ kháng sinh duy trì trong ống tai lâu hơn bằng cách đặt một miếng bấc vào trong ống tai.
  • Tiến hành hút dịch trong ống tai định kì.
  • Thường xuyên để tai luôn thoáng và lấy những mô chết để làm giảm số lượng vi khuẩn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm tai ngoài ác tính

Những phương pháp phòng bệnh hiệu quả:

  • Hạn chế tiếp xúc với nước nhất là khi bạn bị nhiễm trùng.
  • Sử dụng bấc tai khi tắm, bơi. Sau khi bơi, bạn nên nhỏ dung dịch cồn hoặc dùng khăn giấy mềm, máy sấy tóc (đặt cách tai khoảng một cánh tay) để làm khô tai.
  • Nên tránh tác động mạnh vào tai hay ngoáy tai hay gãi tai.
  • Cắt móng tay thường xuyên để không làm xước khi chạm vào tai.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ tai.
  • Nên đến bác sĩ để làm sạch tai hay sử dụng các dụng cụ phù hợp để làm sạch.
  • Bất cứ vật dụng nào đưa vào tai cũng phải được khử trùng.
  • Nên tham vấn bác sĩ trước khi bơi hay trước khi dùng bất cứ loại thuốc nhỏ nào đối với trường hợp đã phẫu thuật, có tiền sử bệnh về tai.
  • Sử dụng dầu khoáng để bảo vệ tai khỏi nước khi có dấu hiệu khô, sừng.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan