Đau mắt hột

Đau mắt hột là gì

Thứ ba ngày 27/03/2018

Đau mắt hột là tình trạng viêm mạn tính của lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Tình trạng này xảy ra do nhiễm một loại vi sinh vật là Chlamydia trachomatis. Bệnh cản trở chức năng bình thường của kết mạc như bôi trơn, bảo vệ và cấp dinh dưỡng cho lớp mô trong suốt ở mặt trước của mắt, tức là giác mạc. Giác mạc cũng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình viêm nhiễm này.

Tìm hiểu chung

Đau mắt hột là gì?

Đau mắt hột là tình trạng viêm mạn tính của lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Tình trạng này xảy ra do nhiễm một loại vi sinh vật là Chlamydia trachomatis. Bệnh cản trở chức năng bình thường của kết mạc như bôi trơn, bảo vệ và cấp dinh dưỡng cho lớp mô trong suốt ở mặt trước của mắt, tức là giác mạc. Giác mạc cũng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình viêm nhiễm này.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau mắt hột

Các dấu hiệu của đau mắt hột rất đa dạng, từ không có triệu chứng đến bệnh nặng và kéo dài.

Các triệu chứng điển hình của đau mắt hột bao gồm:

  • Xốn mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt;
  • Ngứa mắt, hay mỏi mắt, thường xảy ra về chiều.

Biến chứng có thể gặp khi bị đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mạn tính với triệu chứng bị đỏ mắt, ngứa, cộm, xốn quanh năm; lông quặm, lông xiêu là tình trạng tổn thương kết mạc bờ mi gây cho lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, quặp vào cọ xát liên tục vào giác mạc, gây tổn thương, trầy xước, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc. Thậm chí dẫn đến mù lòa.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến đau mắt hột

Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt hột là do do nhiễm một loại vi sinh vật là Chlamydia trachomatis.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải đau mắt hột?

Bệnh có nguy cơ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở những nơi có điều kiện sống thấp, vệ sinh kém.

Yếu tố làm tăng nguy cơ đau mắt hột, bao gồm:

  • Tái nhiễm Chlamydia nhiều lần.
  • Bệnh mắt hột lây lan dễ dàng đặc biệt là ở trẻ em.
  • Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới do phải chăm sóc trẻ nhỏ.
  • Nhiễm trùng tiến triển hoặc tái nhiễm dường như làm bệnh kéo dài.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau mắt hột

Bác sĩ chẩn đoán dực vào các triệu chứng, khám lâm sàng, xét nghiệm dịch nhầy/mủ mắt để xác định vi khuẩn gây bệnh.

Phương pháp điều trị đau mắt hột hiệu quả

Điều trị phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh.

Trong giai đoạn đầu, điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể giúp loại bỏ các nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ tra mắt Tetracycline hoặc Azithromycin uống (Zithromax). Azithromycin có hiệu quả hơn Tetracycline nhưng tốn kém hơn.

Điều trị các giai đoạn sau của bệnh đau mắt hột bao gồm dị tật mí gây đau có thể cần phải phẫu thuật.

Nếu giác mạc bị ảnh hưởng nặng, gây giảm nghiêm trọng thị lực, ghép giác mạc là một lựa chọn.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau mắt hột

Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh bao gồm:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho mắt bằng các biện pháp: Rửa mặt bằng khăn mặt riêng sạch, nước rửa sạch.
  • Giữ tay sạch, không dụi bẩn lên mắt, nhất là các em nhỏ.
  • Không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt.
  • Đi đường gió bụi nên đeo kính mát, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ.
  • Tiêu diệt ruồi nhặng là trung gian truyền bệnh.
  • Đến khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt.
  • Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan