Hắc võng mạc trung tâm

Tìm hiểu chung

Hắc võng mạc trung tâm là gì?

Bệnh hắc võng mạc trung tâm là bệnh xảy ra khi có thanh dịch của võng mạc nhận cảm thần kinh bị bong ra do có dịch rò rỉ từ mạng mạch qua biểu mô sắc tố võng mạc. Một số  căn nguyên rò biểu mô sắc tố võng mạc khác như tân sinh mạng mạch, viêm hoặc các khối u cần được chẩn đoán phân biệt. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có thể được phân thành 2 biểu hiện lâm sàng khác nhau như sau:

  • Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch cổ điển gây ra bởi một hoặc nhiều rò rỉ cô lập rời rạc ở mức độ biểu mô sắc tố võng mạc. Bệnh này có thể xảy ra cùng với các rối loạn chức năng biểu mô sắc tố lan tỏa (ví dụ như bệnh biểu mô sắc tố võng mạc lan tỏa).
  • Bệnh hắc võng mạch mạc trung tâm thanh dịch mạn tính, biểu mô sắc tố võng mạc mất bù và đặc trưng bởi sự tách rời võng mạc nhận cảm thần kinh nằm trên vùng teo biểu mô sắc tố võng mạc và lốm đốm sắc tố. Các bác sĩ có thể quan sát một hoặc nhiều điểm rò rỉ nhỏ trên chụp mạch máu huỳnh quang.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hắc võng mạc trung tâm

Khi mắc bệnh này bạn sẽ có các biểu hiện bao gồm:

  • Thị lực trung tâm bị tổn thương;
  • Tầm nhìn có thể bị hạn chế hoặc mờ đi;
  • Xuất hiện một điểm mù trong thị lực trung tâm;
  • Khi nhìn vào một đối tượng màu trắng có thể nhìn ra thành màu nâu hoặc màu nhạt hơn.

Biến chứng có thể gặp khi bị hắc võng mạc trung tâm

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thường tự khỏi sau 1 đến 6 tháng và đa số bệnh nhân (80-90%) phục hồi thị lực tốt (từ 8/10 trở lên). Dù thị lực được phục hồi, bệnh nhân vẫn có thể bị các triệu chứng như: nhìn vật biến dạng, giảm độ tương phản…

Số ít bệnh nhân còn lại phục hồi thị lực kém hơn và có nhiều nguy cơ tái phát hoặc chuyển thành bệnh biểu mô sắc tố lan toả, gây giảm thị lực nặng ( từ 1/10 trở xuống) vĩnh viễn.

Có 40-50% bệnh nhân bị hắc võng mạc trung tâm thanh dịch điển hình bị tái phát bệnh trên cùng một mắt.

Nguy cơ gây tân mạch hắc mạc là khá thấp (dưới 5%) nhưng nguy cơ này tăng cao hơn ở người lớn tuổi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Việc điều trị bệnh sớm sẽ giúp ngăn ngừa tiến triển cũng như biến chứng của bệnh. Vì vậy, khi thấy bất kỳ dấu hiệu nêu trên hoặc nghi ngờ về thị lực, xin vui lòng đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh hắc võng mạc trung tâm

Nguyên nhân gây ra bệnh là do ở những bệnh nhân có nồng độ corticosteroid nội sinh cao cũng như ở bệnh nhân tăng cortisol do điều trị mắt hoặc một số bệnh hệ thống. Đây chỉ là bệnh màng mạch ‘viêm’ và chưa được chứng minh là có liên quan với bệnh nhiễm trùng do glucocorticoid. Mỏng hố thị giác, phù hoàng điểm mạn tính và tổn thương các lớp tiếp nhận ánh sáng hố thị giác là một số nguyên nhân gây mất thị lực ở bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải hắc võng mạc trung tâm?

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt, đôi khi là ở cả hai mắt. Bệnh ảnh hưởng đến nam giới cao hơn nữ giới và thường từ độ tuổi từ 30 – 50 tuổi.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tăng cortisol nội sinh hoặc ngoại sinh có thể làm bệnh phát triển, kéo dài và trầm trọng hơn. Tăng cortisol ngoại sinh được gây ra do đường tĩnh mạch, da hoặc xịt mũi.
  • Hầu hết các trường hợp bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch được chẩn đoán ở bệnh nhân không có tật khúc xạ hoặc viễn thị nhẹ.
  • Nguy cơ mắc bệnh có thể liên quan chủng tộc, người da trắng, gốc Tây Ban Nha và có thể là người châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao, bệnh ít xuất hiện ở những người Mỹ gốc Phi. Ngoài ra, các dạng nặng hơn của bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch xảy ra thường xuyên hơn ở những người từ Nam Á và những người gốc Latin.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hắc võng mạc trung tâm

Bác sĩ chẩn đoán dựa vào:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử để kiểm tra võng mạc.
  • Chụp mạch huỳnh quang: Bác sĩ sẽ thực hiện chụp mạch huỳnh quang khi thuốc nhuộm đi qua các mạch máu võng mạc. Khu vực bất thường sẽ được rõ lên bằng thuốc nhuộm và bác sĩ có thể biết bạn có bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính gắn kết quang học giúp đo độ dày võng mạc và phát hiện sưng võng mạc.

Phương pháp điều trị hắc võng mạc trung tâm

Hầu hết, các trường hợp mắc bệnh hắc võng mạc trung tâm đều tự khỏi trong một hoặc hai tháng mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị.

Nếu bị mất thị lực trầm trọng hoặc rò rỉ nghiêm trọng hoặc không đi xa được, bạn có thể được điều trị bằng điều trị bằng laser hoặc liệu pháp quang động để bịt rò rỉ và phục hồi thị lực.

Khoảng một nửa số bệnh nhân bị bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch sẽ tái phát. Điều quan trọng là phải được bác sĩ theo dõi và khám thường xuyên, kỹ lưỡng kể từ khi tích tụ dịch lâu dài có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Nguyên nhân sinh bệnh chưa được xác định rõ nên chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, bác sĩ nên khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng và không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan