Dịch hạch

Tìm hiểu chung

Dịch hạch là gì?

Bệnh dịch hạch là bệnh truyền nhiễm được xếp vào loại ‘tối nguy hiểm’, bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do trực khuẩn Yersinia pestis truyền từ bọ chét sang người gây ra. Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của dịch hạch

Bệnh dịch hạch được phân ra nhiều thể, mỗi thể có những biểu hiện về triệu chứng khác nhau như:

  • Thể hạch: Cơ thể có các biểu hiện: rét run, sốt cao trên 380C, nổi hạch ở cổ, nách, bẹn, cổ.
  • Thể phổi: Thể nặng hơn so với thể hạch và có nguy cơ lây lan cao. Bệnh xuất hiện các triệu chứng sau: sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và bứt rứt. Sau 24 giờ bệnh nhân có các biểu hiện đau tức ngực, khó thở, thở nhanh và nông. Ngoài ra, bệnh nhân còn có dấu hiệu ho có đờm nhầy và loãng, sau đó đặc dần hoặc có nước bọt.
  • Thể nhiễm trùng huyết: Có số bệnh nhân mắc cao. Bệnh nhân có các triệu chứng như sốt cao 40 – 410C, rét run, đau đầu dữ dội, tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần. Một số có trạng thái hốt hoảng, vật vã, kích động, nói sảng, thở nhanh và nông.
  • Dịch hạch thể màng não: Thường xuất hiện kèm sau thể hạch, thể nhiễm trùng huyết.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dịch hạch được xếp vào loại bệnh cực kỳ nguy hiểm nên khi phát hiện các triệu chứng trên, nhất là khi bị các loài động vật găm nhấm cắn thì cần đến ngay bệnh viên để được kiểm tra và điều trị.

Khi bạn gặp bất kỳ các dấu hiệu bất thường như trên hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến dịch hạch

Bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis từ động vật lây sang người. Nguồn bệnh là các loài động vật gặm nhấm như:

  • Chuột, bao gồm các loại chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt,…
  • Sóc;
  • Thỏ;
  • Chó prairie;
  • Sóc chuột.

Bệnh dịch hạch truyền theo 4 con đường chính:

  • Đường máu: Khi người bị các loài côn trùng mang vi khuẩn cắn. Chủ yếu là bọ chét Xenopsylla cheopis; chúng hút máu từ động vật nhiễm bệnh và truyền sang người.
  • Thực phẩm: Khi người sử dụng thức ăn và nguồn nước có chứa mầm bệnh (thường do chuột trực tiếp gieo rắc) thì có nguy cơ mắc bệnh.
  • Đường hô hấp: Người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch của người bị dịch hạch thể phổi khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện.
  • Da, niêm mạc: Tiếp xúc trực tiếp với vùng da hoặc niêm mạch bị tổn thương của người bệnh (trường hợp hiếm gặp).

Nguy cơ mắc phải

 Những ai có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch?

Bệnh dịch hạch có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là những người sinh sống trong các khu ổ chuột, nơi không vệ sinh, có nhiều điều kiện cho chuột sinh sôi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dịch hạch, bao gồm:

  • Bị côn trùng nhiễm vi khuẩn cắn.
  • Tiếp xúc với người bệnh.
  • Người sống tại vùng có môi trường ô nhiễm, ẩm mốc, nhiều chuột và các động vật mang mầm bệnh.
  • Người tiếp xúc với khu vực đang có dịch bệnh.
  • Bác sĩ và trợ lý thú y tiếp xúc với chó, mèo bị nhiễm bệnh.
  • Làm việc trong môi trường nghiên cứu, xét nghiệm mầm bệnh.
  • Đi du lịch, cắm trại, đi bộ ở khu vực có mầm bệnh.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dịch hạch

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện những bước sau:

  • Hỏi về tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân.
  • Xem xét các dấu hiệu của dịch hạch như nổi hạch bất thường, đau đớn. Triệu chứng còn tùy thuộc vào từng thể dịch.
  • Khám lâm sàng cho thấy bị nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.
  • Xét nghiệm bệnh phẩm như máu hay dịch từ hạch bạch huyết. Xét nghiệm công thức máu cho thấy bạch cầu tăng cao, tăng đa nhân trung tính trên 80%; hồng cầu và tiểu cầu giảm trong các thể nặng.
  • Căn cứ dịch tễ: Bệnh nhân ở vùng có dịch.

Từ những kết quả xét nghiệm và chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị cụ thể.

Phương pháp điều trị dịch hạch hiệu quả

Nguyên tắc trong điều trị dịch hạch là:

  • Người bệnh cần phải nhập viên và cách ly tuyệt đối.
  • Tiêu diệt tận gốc nguồn phát sinh bệnh.
  • Điều trị theo cơ chế bệnh sinh.

Bệnh dịch hạch là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường được điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài dùng thuốc kháng vi khuẩn còn phải điều trị các triệu chứng đi kèm như:

  • Truyền dịch, bù nước điện giải.
  • Trợ tim mạch.
  • Giảm đau, hạ sốt.
  • An thần.
  • Hồi sức tích cực tuỳ theo triệu chứng của bệnh nhân: Chống choáng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, xuất huyết…

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định kháng sinh dự phòng cho những người đã tiếp xúc với người bệnh hoặc từng mắc bệnh.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dịch hạch

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Người bệnh cần nâng cao sức đề kháng bằng việc xây dựng chế độ ăn nhiều dinh dưỡng và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Phòng bệnh dịch hạch bằng những lưu ý sau:

  • Tạo cho mình môi trường sống sạch sẽ, ngăn nắp bằng cách vệ sinh môi trường, cải thiện nhà cửa, kho bãi nơi làm việc.
  • Để thực phẩm ở nơi kín đáo, không để chuột và các loài gặm nhấm có môi trường thuận lợi để sống, sinh sôi.
  • Trang bị đồ bảo hộ như đeo găng tay, khẩu trang khi xử lý động vật chết để tránh tiếp xúc da với vi khuẩn dịch hạch (nếu có).
  • Dùng thuốc chống, diệt côn trùng nếu nghĩ mình có thể đã tiếp xúc với bọ chét.
  • Sử dụng thuốc diệt bọ chét cho các vật nuôi.
  • Tránh thả rông thú cưng như chó, mèo… vì chúng có nhiều khả năng tiếp xúc với chuột bị dịch hạch hay bọ chét và mang bệnh về nhà.
  • Nên đưa vật nuôi bị ốm đến bác sĩ thú y ngay để được điều trị. Ngoài ra, không cho chó, mèo hoang vào nhà, nhất là ngủ trên giường.
  • Diệt chuột, bọ chét (đặt bẫy, phun thuốc, nuôi mèo để bắt chuột…).
  • Khám và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan