Gãy lưng

Tìm hiểu chung

Gãy xương là gì?

Xương cấu tạo bởi mô liên kết, được làm cứng chắc bởi calcium và tế bào xương. Cấu tạo xương có phần trung tâm mềm hơn được gọi là tuỷ xương, nơi tạo máu cho cơ thể. Chức năng chủ yếu của xương là nâng đỡ, vận động và che chở nội tạng.

Xương có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Nhưng trong một số trường hợp, chúng ta vẫn mắc phải những sai lầm dẫn đến gãy xương. Gãy xương là sự gián đoạn cấu trúc bình thường của xương.

Phân loại:

Xương bị gãy khi có lực tác động bên ngoài lên xương với lực mạnh hơn sức chịu đựng của xương, hoặc do các bệnh lý làm cấu trúc xương yếu đi. Xương gãy có thể phân loại theo vị trí gãy và mức độ lành bệnh sau:

  • Gãy cành tươi: Thường xảy ra phổ biến ở trẻ em, xương có dấu hiệu uốn cong hơn là gãy và ít khi bị tổn thương các mô xung quanh.
  • Gãy vụn (xương bị vỡ vụn thành nhiều mẫu nhỏ): Kiểu gãy xương này rất lâu lành.
  • Gãy kín: Xương gãy không xuyên vào da.
  • Gãy hở: Mảnh xương bị gãy chọc thẳng vô da hoặc nếu không chọc thẳng vô da thì vết thương khiến chỗ gãy bị hở, bong ra ngoài.
  • Gãy lún: Hai xương đè lên nhau, tạo áp lực mạnh tác động lên xương khiến xương dễ bị gãy. Thường gặp ở người cao tuổi.
  • Gãy bệnh lý: Các bệnh lý như loãng xương, đái tháo đường, ung thư… có khuynh hướng làm xương yếu giòn đi, chỉ cần một ngoại lực tác động nhẹ cũng khiến xương bị gãy.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương

Gãy xương không đơn giản chỉ ảnh hưởng đến phần xương bị gãy mà nó còn tác động rất lớn đến sức khỏe. Nếu bạn gặp các dấu hiệu dưới đây thì hãy đến bác sĩ để kịp thời chữa trị:

  • Bầm tím, sưng và đau xung quanh vùng bị chấn thương;
  • Đau tăng lên khi di chuyển hoặc có áp lực đè lên;
  • Mất cảm giác vùng bị thương;
  • Gây biến dạng vùng bị tổn thương;
  • Xương nhô ra khỏi vùng da (gãy xương hở);
  • Phần bị thương, xương bị cong hay uốn lượn (gãy cành tươi ở trẻ nhỏ).

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay sau khi bị chấn thương, lập tức đến nhanh cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ làm thủ tục xét nghiệm. Không nên để quá lâu sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến vùng bị gãy xương cũng như sức khỏe người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến gãy xương

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta gãy xương. Hầu hết gãy xương đều do chấn thương, do lực uốn bẻ (hoặc xoắn vặn) trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên như: té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

Nhưng cũng có trường hợp gãy xương tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh lý như: loãng xương, lao xương, u xương ác tính, viêm xương tủy…

Gãy xương còn do hoạt động quá nhiều. Khi cơ thể hoạt động quá nhiều dẫn đến cơ bắp chịu nhiều áp lực lên xương, gây gãy xương. Gãy xương do mệt mỏi căng thẳng thường xảy ra phổ biến ở các vận động viên.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị gãy xương?

Gãy xương xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

  • Đối với trẻ em, xương giòn và yếu, cấu trúc xương chưa phát triển hoàn thiện nên khi gặp chấn động mạnh rất dễ bị gãy xương. Nhưng xương trẻ em thường nhanh lành hơn xương người lớn.
  • Đối với người vị thành niên, trung niên, khi cấu trúc xương đã hoàn chỉnh nhưng nếu gặp chấn động mạnh cũng rất dễ dàng gây gãy xương.
  • Người già thường gãy xương do bệnh lý. Vì vậy, để cơ thể luôn khỏe mạnh, xương chắc khỏe, người cao tuổi phải uống sữa để bảo vệ khung xương, bổ sung canxi. Ngoài ra, phải thường xuyên tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe để xương luôn chắc khỏe.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chuẩn đoán gãy xương

Gãy xương được chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và qua hình ảnh X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT). Xương gãy sẽ lành tùy theo tiến trình nội tại của cơ thể. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và khám, chữa trị sao cho phù hợp nhất với phần xương bị gãy của bạn.

Nếu trước đây bạn đã từng gãy xương thì phải cho bác sĩ biết. Họ thường sẽ kiểm tra các dấu hiệu khác của gãy xương như: nhịp mạch, da đổi màu, thân nhiệt, xuất huyết, sưng hay vết thương ngoài. Tất cả các thông tin này sẽ giúp bác sĩ đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khỏe của bạn một cách chính xác nhất.

Phương pháp điều trị gãy xương hiệu quả

Tùy theo mức độ gãy xương mà bác sĩ có những phương pháp điều trị khác nhau:

  • Mang nẹp cố định chi gãy.
  • Băng bột nhằm cố định và nâng đỡ chi gãy.
  • Kéo liên tục xương bị gãy nhằm giữ xương thẳng trục và không bị co rút.
  • Sử dụng kĩ thuận nắn xương và cố định ngoài.
  • Điều trị giảm đau.
  • Phẫu thuật kết xương bên trong bằng các phương tiện như đinh nội tủy hoặc nẹp vít. Phương pháp này hiện đang được sử dụng đối với những trường hợp gãy xương nặng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của gãy xương

Ai cũng mong muốn mình có một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn đang trong tình trạng gãy xương thì hãy luôn giữ cho tình thần mình được ổn định và thư giãn nhất. Không nên đi lại, hoạt động nhiều ảnh hưởng đến phần xương bị gãy. Vì gãy xương thường để lại nhiều di chứng như rối loạn phát triển xương, phần xương bị yếu đi, hoạt động kém hơn người bình thường.

Bên cạnh đó, đối với những trường hợp băng bột, người bệnh phải chủ động tự chăm sóc bột tại nhà:

  • Tránh để bột tiếp xúc trực tiếp với nước.
  • Chi gãy cần được nghỉ ngơi mới lành xương được.
  • Cần được hướng dẫn khi di chuyển như tập đi nạng đúng cách.
  • Không mang vật nặng, không lái xe khi chưa lành hẳn.
  • Cần khám bác sĩ ngay khi thấy đầu ngón chân, tay bị ê buốt, sưng tím.
  • Nếu bị ngứa trong bột tuyệt đối không được chọc vật nhọn vào. Trường hợp này chỉ cần thổi một luồng gió vào (như máy sấy tóc).

Để xương mau hồi phục, bạn nên thường xuyên đến gặp bác sĩ theo định kì để khám và theo dõi tiến trình xương. Phải ăn uống điều độ, theo yêu cầu của bác sĩ. Có như vậy, phần xương gãy sẽ nhanh chóng hồi phục và lành hẳn.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan