Giả gút

Giả gút là gì?

Bệnh giả gút là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi sự đột ngột, đau sưng tại một hoặc nhiều khớp xương. Bệnh giả gút thường ảnh hưởng đến đầu gối. Các khớp khác cũng có thể tham gia bao gồm mắt cá chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai. Do có triệu chứng tương tự nên giả gút thường bị nhầm lẫn với bệnh gút hoặc tình trạng thấp khớp khác.

Tìm hiểu chung

Giả gút là gì?

Bệnh giả gút là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi sự đột ngột, đau sưng tại một hoặc nhiều khớp xương. Bệnh giả gút thường ảnh hưởng đến đầu gối. Các khớp khác cũng có thể tham gia bao gồm mắt cá chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai. Do có triệu chứng tương tự nên giả gút thường bị nhầm lẫn với bệnh gút hoặc tình trạng thấp khớp khác. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến thoái hóa khớp nặng, viêm khớp mạn tính và tàn tật. Vì vậy, chúng ta cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để có những phương pháp điều trị thích hợp.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của giả gút

Một số triệu chứng điển hình của bệnh giả gout:

  • Sưng nóng đỏ tại khớp;
  • Đau khớp nặng;
  • Một số người có những đợt sưng theo chu kỳ;
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến đầu gối;
  • Thường kéo dài từ vài ngày đến hai tuần;
  • Tùy theo thể trạng từng người mà có thể kèm theo sốt;
  • Bệnh thường phối hợp với một bệnh khác như: nhiễm sắc tố sắt, cường cận giáp trạng, nhiễm sắc tố ochronose, đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng, bệnh Wilson và bệnh gout.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh giả gút sau 5 – 7 năm nếu không dùng đúng thuốc và không có chế độ ăn uống hợp lý sẽ chuyển sang giai đoạn 3 là giai đoạn nặng nhất, nổi hạt tophi, chân tay co rút, đau đớn và đi lại rất khó khăn. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu trên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để kịp thời xét nghiệm và có phương pháp điều trị thích hợp. Tránh để bệnh ngày càng nặng khiến việc điều trị càng khó khăn, thậm chí không dứt khỏi.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến giả gút

Bệnh giả gút do tập hợp các muối gọi là calci pyrophosphate dehydrate (CPPD). Bệnh giả gút xảy ra khi tinh thể CPPD hình thành và lắng đọng trong dịch khớp gây đau và viêm, ảnh hưởng đến đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay; trong khi bệnh gút có xu hướng ảnh hưởng đến ngón chân cái.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giả gút. Trong đó nguyên nhân mà nhiều người mắc phải là do yếu tố di truyền, nếu lịch gia đình có người bệnh giả gút, khả năng bạn cũng sẽ bị mắc căn bệnh này. Ngoài ra, một số nguyên nhân sau đây cũng dễ dàng khiến bạn mắc bệnh giả gút:

  • Theo thống kê sơ bộ có đến 80% số người mắc bệnh gout là do thường xuyên sử dụng rượu bia. Vì rượu bia, đồ uống có cồn làm rối loạn chuyển hóa cơ thể.
  • Giới tính: Nam giới thường xuyên có lối sống và chế độ ăn uống nhiều chất đạm, uống rượu bia, thuốc lá khiến cho tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.
  • Sử dụng nhiều thực phẩm được chế biến sẵn, thức ăn nhanh chứa chất bảo quản, chất béo cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh giả gút.
  • Béo phì: Những người thừa cân béo phì sẽ có hàm lượng acit uric trong máu cao do thường xuyên sử dụng chế độ ăn uống không khoa học và còn lười vận động khiến cho khả năng đào thải chất kém hơn.
  • Những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị gút nhiều hơn những người bình thường.
  • Cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì tăng nguy cơ nhiễm gút vì gây rối loạn chuyển hoá axit uric trong máu.
  • Chấn thương hay phẩu thuật khớp cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh giả gút.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải giả gút?

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh giả gút:

  • Những người cao tuổi.
  • Nam giới từ 30 – 45.
  • Việc ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng acid uric máu sẵn có.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giả gút

Xét nghiệm chẩn đoán quan trọng nhất để xác định giả gút là kiểm tra dịch khớp. Để xác định bệnh nhân mắc bệnh gút hay giả gút , các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm như sau:

  • Phân tích dịch khớp: Bác sĩ chèn một cái kim vào để trích xuất một mẫu nhỏ của dịch khớp để phân tích bằng kính hiển vi. Sẽ thấy tinh thể CPPD trong chất lỏng.
  • Chụp X-quang hỗ trợ chẩn đoán khi sự lắng đọng canxi hay canxi hóa sụn khớp được phát hiện và các biến chứng chung.
  • Loại trừ nguyên nhân khác gây đau khớp như nhiễm trùng, chấn thương.

Phương pháp điều trị giả gút hiệu quả 

Điều trị giả gút có mục đích giảm cơn đau và sưng. Không có phương pháp điều trị có thể loại bỏ các tinh thể CPPD của khớp xương. Nhũng phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là:

  • Chống viêm không steroid (NSAID): NSAIDs có thể gây chảy máu dạ dày và giảm chức năng thận, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Vì vậy bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ về những rủi ro này.
  • Colchicine: Thuốc này làm giảm viêm nhiễm ở những người bị bệnh gút, nhưng nó cũng có thể hữu ích ở những người bị giả gút, những người không thể dùng NSAIDs. Tác dụng phụ bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và ói mửa.
  • Tiêm nội khớp: Để giảm đau và áp lực trong khớp bị ảnh hưởng, bác sĩ dùng một cây kim và loại bỏ một số dịch khớp. Sau đó tiêm corticosteroid để giảm viêm và thuốc tê để tạm thời tê khớp. Cortisone tiêm vào khớp bị ảnh hưởng cũng là một lựa chọn khác để kiểm soát đau và viêm, đặc biệt là đối với những bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc khác.
  • Phẫu thuật cũng là phương pháp cho các khớp bị tổn thương nghiêm trọng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của giả gút

Để hạn chế bệnh ngày càng nặng, người bệnh giả gút có thể thực hiện một số phương pháp sau:

  • Không sử dụng những chất có cồn như rượu, bia.
  • Không sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Hạn chế hoạt động trong một thời gian ngắn.
  • Dùng toa NSAIDs, như ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) và naproxen (Aleve).
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.  Đặc biệt là các hoạt động tăng cường cơ bắp xung quanh các khớp bị ảnh hưởng, có thể giúp giữ những khớp di động.
  • Hãy hỏi bác sĩ những bài tập căn bản giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tốt nhất.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan