Ho

Ho là gì?

Ho là một bệnh thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính, ngành nghề nào. Đây là một triệu chứng của các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và một số ít bệnh tim mạch. Ho còn là một phản xạ xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại giúp bài tiết chất có thể gây kích thích, khói bụi, vi khuẩn bám vào đường hô hấp.

Tìm hiểu chung

Ho là gì?

Ho là một bệnh thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính, ngành nghề nào. Đây là một triệu chứng của các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa và một số ít bệnh tim mạch. Ho còn là một phản xạ xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại giúp bài tiết chất có thể gây kích thích, khói bụi, vi khuẩn bám vào đường hô hấp.

 


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của ho

Ho được chia thành 2 loại là ho mãn tính và ho cấp tính. Ho thường xuất hiện sau các bệnh cảm cúm, sốt hay các trường hợp ho khạc kéo dài gây ra các triệu chứng nguy hiểm như ho ra máu. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho các căn bệnh liên quan như lao phổi, ung thư phổi, viêm phế quản mạn tính.

Ho gồm 3 giai đoạn: hít vào, hơi thở ép vào thanh môn đang đóng kín khiến một lượng không khí từ phổi phát mạnh ra ngoài sau khi thanh môn mở kèm âm thanh.

Một số triệu chứng đi kèm ho đáng chú ý:

  • Người bệnh bị sốt, cơ thể bị ớn lạnh, nhức mỏi;
  • Người bệnh có cảm giác đau họng, viêm họng, viêm amidan;
  • Người có cảm giác đau đầu, buồn nôn hay các bệnh liên quan đến tiền đình;
  • Người đổ mồ hôi đêm, cảm cúm, viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ho là trạng thái thường gặp, thường đi kèm với các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, nhiều khi tự biến mất cùng các bệnh kia nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, bệnh ho rất nguy hiểm nếu không kịp thời theo dõi và điều trị khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:

  • Cơn ho kéo dài, tần suất cao gây khó thở, thở gấp, tức ngực.
  • Ho liên tục vào ban đêm, không giảm sau 7 ngày.
  • Ho kèm sốt, chóng mặt sau khi ho.
  • Ho ra máu.

Với những dấu hiệu trên hãy liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến ho

Ho gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt, làm việc và giao tiếp vì vậy nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để điều trị kịp thời. Khi có kích thích đến đường hô hấp từ tự nhiên hay không khí sẽ tạo nên áp lực cho phổi, khí quản đều có thể gây ho. Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị ho, bao gồm:

  • Viêm họng.
  • Viêm thanh quản, khí quản.
  • Viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản, ung thư phế quản.
  • Nguyên nhân do nhiễm virus, cảm lạnh.
  • Dị ứng khiến cho phổi cố gắng đẩy chất kích thích ra ngoài bằng cách ho.
  • Do hen suyễn.
  • Các tác động như hơi lạnh, khói thuốc, nước hoa,…
  • Dị vật đường hô hấp.
  • Mắc các bệnh về phổi như viêm phổi, lao phổi, áp-xe phổi, bụi phổi, bệnh màng phổi.
  • Ngoài ra, phụ nữ có thai, u xơ tử cung, bệnh trào ngược dạ dày, chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh tim mạch, trầm cảm, tác dụng phụ do thuốc,… cũng có thể gây ho.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị ho?

Ho rất thường gặp ở mọi lứa tuổi bởi đây là một phản xạ tự nhiên, giúp làm sạch đường thở và loại bỏ một số chất độc hại như khói, chất nhầy,… Tuy nhiên, bạn nên theo dõi và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị ho, bao gồm:

  • Cơ thể người tiếp xúc với không khí bẩn, khói bụi, thuốc lá,…
  • Cơ thể không được giữ ấm, tiếp xúc với gió lạnh.
  • Người mắc bệnh hen – suyễn, hút thuốc lá,…

Điều trị hiệu quả

Phương pháp dùng để xét nghiệm và chẩn đoán ho

Bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua:

  • Hỏi về bệnh sử, các chất bạn từng tiếp xúc trước đó.
  • Khám thực thể.
  • Chụp X-quang phổi để loại trừ nguyên nhân viêm phổi.
  • Các xét nghiệm loại trừ bệnh cúm có thể được yêu cầu.

Phương pháp điều trị ho hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể khắc phục cơn ho của mình bằng các biện pháp sau:

  • Mua thuốc ho và thuốc long đờm không kê đơn tại các hiệu thuốc.
  • Nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ nhằm tạo sức đề kháng chống virus.
  • Uống nhiều nước ấm, giữ cho cuống họng luôn sạch, ẩm.
  • Hạn chế hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc.
  • Sử dụng mật ong để giúp cổ họng sạch, giảm kích thích.
  • Sử dụng các biện pháp chữa ho tự nhiên như đường phèn, tía tô, tắc, gừng, cam thảo,….

Nếu cơn ho kéo dài kèm các triệu chứng nguy hiểm hoặc chữa trị tại nhà không mang lại kết quả, bạn phải nhờ đến sự chăm sóc y tế. Bác sĩ sau khi xác định nguyên nhân gây ho sẽ tiến hành điều trị từ nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ho

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kì để được theo dõi diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Tránh ở môi trường khô và lạnh.
  • Không hút thuốc hoặc hít khói thuốc, khói than, bụi, khí lạ.
  • Không sử dụng bia rượu.
  • Không ăn uống đồ quá nóng hay quá lạnh.
  • Nên xông hơi nóng có tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, hít ngửi hơi nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc giúp khạc ra đờm dễ dàng hơn.
  • Nên nghỉ ngơi nhiều.
  • Ăn ăn tỏi, hành, hẹ, hoa quả, uống nước cam, chanh để hỗ trợ thêm.
  • Luôn giữ ấm cổ họng.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan