Hội chứng tiền mãn kinh

Hội chứng tiền mãn kinh là gì?

Hội chứng tiền mãn kinh (hay còn gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh), là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên từ nhiều hay ít rụng trứng và kinh nguyệt đối với vô sinh vĩnh viễn hoặc mãn kinh. Đây là giai đoạn tự nhiên mà bất kể chị em phụ nữ nào cũng đều phải trải qua. Thời kỳ này thường xuất hiện ở độ tuổi 40 đến 50. Thời kỳ này có thể xảy ra ngắn trong 5 – 7 tháng, có thể dài 2 – 4 năm hoặc cá biệt có người kéo dài đến 5 – 10 năm.

Tìm hiểu chung

Hội chứng tiền mãn kinh là gì?

Hội chứng tiền mãn kinh (hay còn gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh), là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ tự nhiên từ nhiều hay ít rụng trứng và kinh nguyệt đối với vô sinh vĩnh viễn hoặc mãn kinh. Đây là giai đoạn tự nhiên mà bất kể chị em phụ nữ nào cũng đều phải trải qua. Thời kỳ này thường xuất hiện ở độ tuổi 40 đến 50. Thời kỳ này có thể xảy ra ngắn trong 5 – 7 tháng, có thể dài 2 – 4 năm hoặc cá biệt có người kéo dài đến 5 – 10 năm.

Trong giai đoạn này cơ thể chị em có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý. Có người có giai đoạn tiền mãn kinh ngắn và nhẹ nhàng, có người lại kéo dài gây ảnh hưởng cuộc sống. Vì vậy chúng ta nên có chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh từ khi còn trẻ để giai đoạn này trôi qua thật nhẹ nhàng.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền mãn kinh

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên dấu hiệu thường thấy nhất chính là sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt cũng như tính chất. Biểu hiện ở vòng kinh thưa hơn, từ 1 tháng rưỡi hay đến tận 3 tháng mới có, và lượng kinh nguyệt ít dần.

Ngoài ra các dấu hiệu còn lại có thể kể đến như:

  • Da và tóc thay đổi: Da khô hơn, dễ nhăn, xuất hiện các đốm đồi mồi; tóc mất dần sắc tố và chuyển sang hoa râm.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Lượng nội tiết tố estrogen giảm làm âm đạo bị khô, mỏng hơn, khả năng đàn hồi kém gây đau đớn khi giao hợp. Ngoài ra còn có thể dễ gây ra nhiễm trùng đường tiểu hoặc âm đạo, gây tiểu không tự chủ.
  • Thay đổi tâm lý: Dễ cáu gắt, lo âu, có người đổi cả tính tình.
  • Khó ngủ thường xuyên.
  • Dễ mắc các bệnh tim mạch và xương khớp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp đều không cần đến sự chăm sóc y tế vì đây là hiện tượng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hội chứng tiền mãn kinh khiến bạn gặp trở ngại trong sinh hoạt, cảm thấy khó chịu trong cơ thể hoặc làm ảnh hưởng đến chức năng tình dục, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn trực tiếp.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn xảy ra trước mãn kinh và là lúc cơ thể sản xuất estrogen và progesterone dao động. Từ sau giai đoạn 30 tuổi, hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bắt đầu hoạt động không ăn ý, không nhịp nhàng như trước đây nữa, gây rối loạn nội tiết tố nữ trong cơ thể, mà chủ yếu là estrogen. Đồng thời nội tiết tố suy giảm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tình dục bởi progesterone được ví như hormone sứ giả truyền tín hiệu cảm hứng tới não bộ còn estrogen duy trì sự ẩm ướt ở âm đạo, tăng tiết dịch nhờn. Đây là lý do chủ yếu nhất dẫn đến hội chứng tiền mãn kinh.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác ảnh hưởng như:

  • Thường căng thẳng và lo âu kéo dài.
  • Người có tiền sử hóa trị, xạ trị điều trị ung thư.
  • Thường hút thuốc lá và rượu bia.
  • Từng cắt bỏ tử cung, buồng trứng hoặc phẫu thuật vùng chậu.
  • Bạn cũng có nguy cơ tiền mãn kinh sớm nếu bà ngoại, mẹ hoặc chị cũng bị tiền mãn kinh sớm.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị hội chứng tiền mãn kinh?

Hội chứng tiền mãn kinh thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50.

Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều người bị tiền mãn kinh sớm, các yếu tố làm tăng nguy cơ tiền mãn kinh sớm có thể kể đến như:

  • Hút thuốc lá, rượu bia nhiều.
  • Tiền sử gia đình.
  • Không sinh con.
  • Từng điều trị ung thư.
  • Cắt bỏ tử cung: Cắt bỏ tử cung nhưng không bỏ buồng trứng, thường không gây mãn kinh.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp dùng để xét nghiệm và chẩn đoán hội chứng tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là một quá trình – một sự chuyển đổi dần dần phải đến trong cuộc đời phụ nữ.

Bác sĩ có thể xem xét các yếu tố: tuổi, tiền sử kinh nguyệt, những triệu chứng thay đổi cơ thể đã hoặc đang gặp phải và tiền sử gia đình cùng tiền sử bệnh để chẩn đoán.

Nếu người phụ nữ dưới 40 tuổi không còn hiện tượng kinh nguyệt nữa, bác sĩ có thể cho làm xét nghiệm định lượng FSH và estradiol. Nếu FSH > 40 mIU/ml và/hoặc estradiol < 50pg/l có thể chẩn đoán mãn kinh.

Phương pháp điều trị hội chứng tiền mãn kinh hiệu quả

Bạn sẽ được điều trị nội tiết với thời gian sử dụng tùy vào thể trạng và yêu cầu từng người, kèm theo sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ.

  • Thuốc tránh thai: Liều thấp của thuốc có thể điều chỉnh thời gian chu kỳ, giảm nóng và khô âm đạo.
  • Điều trị progestin. Có thể giúp tạo kỳ kinh đúng thời gian.
  • Cắt bỏ nội mạc tử cung có thể giúp giảm chảy máu nặng trong thời tiền mãn kinh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng tiền mãn kinh

Nên có chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, tốt cho sức khỏe.

  • Ăn đủ chất, nên ăn kèm gạo lức để giúp bổ sung Vitamin B; sản phẩm chứa canxi giúp phòng ngừa và điều trị loãng xương; trái cây, rau quả tươi giúp tăng serotonin giúp giảm stress.
  • Sử dụng các estrogen thực vật: Các estrogen thực vật bao gồm hai loại chính là các isoflavone và các lignans. Các isoflavone được tìm thấy trong các cây họ đậu như đậu tương, đậu xanh, sắn dây, … Còn các lignans có nhiều trong hạt lanh, ngũ cốc và một số trái cây, rau quả…
  • Nên giảm ăn muối và các đồ cay.
  • Tránh các sản phẩm có chứa chất kích thích cồn hay caffeine.
  • Thường xuyên tập thể dục và nên giải stress bằng các hoạt động như yoga, thiền.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng.
  • Để tâm lý được thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực, lo âu.
  • Có chế độ ăn cân bằng, đủ các vitamin B, E, canxi giúp giảm thay đổi tính khí.
  • Không nên ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều chất béo, ăn quá mặn.
  • Tránh chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao.
  • Kết hợp sử dụng các chất chống oxy hóa từ tự nhiên như: mầm cám gạo, tinh chất nghệ, collagen sẽ giúp phụ nữ trẻ đẹp, khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan