Nấm họng

Tìm hiểu chung

Nấm họng là gì?

Bệnh nấm họng là tình trạng viêm niêm mạc vùng họng, còn được gọi là bệnh nấm amidan, nhiễm nấm họng, viêm họng do nấm, viêm amidan nấm, tưa miệng hay được gọi chung là bệnh viêm họng do nấm. Hai bệnh thường gặp do nấm là:

  • Viêm họng là tình trạng viêm niêm mạc vùng hầu họng.
  • Viêm amidan là trạng thái bệnh do viêm một hay nhiều các thạch hầu, bạch tuyết, vòng bạch tuyết, amidan.

Hầu hết nguyên nhân gây bệnh là do nấm mốc.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm họng

Người mắc nấm bệnh thường có những triệu chứng sau:

  • Đau họng, khó chịu ở cổ họng;
  • Cảm giác nuốt đau, khô, bỏng rát;
  • Người bệnh cảm giác có gì mắc trong cổ họng gây khó chịu;
  • Có biểu hiện nóng, ấm đầu;
  • Vùng niêm mạc có dấu hiệu sưng, màu vàng có dấu hiệu nhiễm độc (dấu hiệu đặc trưng khó loại bỏ chúng ra, cần chú ý vì có thể liên quan đến bệnh bạch hầu họng).
  • Có xuất hiện các vết có màu trắng với kích cỡ khác nhau trong cổ họng, khu vực niêm mạc hồng ban và có vết loét chảy máu.
  • Tâm lý dễ cáu gắt.

Ngoài ra, người bệnh có những cơn đau với cường độ vừa phải và tăng lên khi uống, nuốt thực phẩm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nấm lây lan qua thanh quản, thực quản, áp-xe amidan,… ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có hướng điều trị kịp thời, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của nấm.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến nấm họng

Bệnh nấm họng do các loại nấm thuộc chi Candida (chiếm 93% trường hợp mắc bệnh) gây ra như C.albicans, C.tropicalis, C.krusei, C.glabrata,…

Ngoài nguyên nhân do nấm thì bệnh nấm họng còn do thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng không đúng cách, vệ sinh kém khiến cho nấm hại phát triển.

Những người có sức đề kháng yếu, mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư, HIV/AIDS,… hay các bệnh do thiếu máu, ốm yếu; đang trong quá trình trị liệu vùng miệng,… bệnh nấm họng dễ xuất hiện và phát triển.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị nấm họng?

Nấm họng là loại bệnh phổ thông, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ em. Do trẻ có sức đề kháng yếu, và hay tiếp xúc với vi khuẩn nên rất dễ nhiễm bệnh.

Vậy nên, hãy loại bỏ các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình:

  • Vệ sinh ăn uống không đúng cách.
  • Sử dụng chung đồ đựng thức ăn, thức uống góp phần gia tăng khả năng lây bệnh.
  • Tiếp xúc thường xuyên với nguồn bệnh, vi trùng.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nấm họng

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nấm họng thông qua việc xem xét các triệu chứng của người bệnh, hỏi về tiền sử bệnh lý, và thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định loại nấm gây bệnh. Một số thông tin bạn cần chuẩn bị để cung cấp cho bác sĩ khi được yêu cầu là: thời gian phát bệnh là bao giờ; môi trường, điều kiện sống và làm việc; những đợt điều trị về cổ họng như viêm amidan và bệnh dị ứng trước đó. Các thông tin này sẽ hỗ trợ bác sĩ nắm rõ tình trạng của bạn và đề ra hướng điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị nấm họng hiệu quả

Người bệnh sẽ được dùng thuốc chống nấm toàn thân hay uống tại chỗ bằng thuốc uống, nước súc miệng. Thuốc dùng trong điều trị nấm họng:

  • Nystan.
  • Levorinum.
  • Dequalinium clorua.
  • Fluconazole.
  • Itraconazole.
  • Amphotericin B.

Các loại thuốc kháng nấm đều chứa tác dụng phụ nặng đối với người bệnh nhất là bệnh gan. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm và tăng nguy cơ bệnh nặng hơn.

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên chú ý vấn đề về chế độ dinh dưỡng và vệ sinh vòm họng để tạo điều kiện đẩy lùi bệnh tật.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nấm họng

Hãy xây dựng cho mình lối sống khoa học nhằm tạo sức khỏe tốt kháng nấm gây bệnh như:

  • Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về dùng thuốc để hồi phục nhanh và tránh lây lan. Vì nấm candidan rất dễ tái phát nên khi dùng thuốc phải kiên trì, dùng đủ liều lượng.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên súc miệng sau khi ăn.
  • Rửa tay sạch với chất diệt khuẩn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Không nên dùng chung ly tách, bình nước với người khác.
  • Tập cho trẻ thói quen không ngậm tay hay vật dụng khác.
  • Tập thể dục đều đặn nhằm tăng sức đề kháng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ.
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia.
  • Hãy khám răng định kỳ để phát hiện nguy cơ bị nấm.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan