Nấm lưỡi

Tìm hiểu chung

Nấm lưỡi là gì?

Nấm lưỡi (tưa lưỡi) là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Biểu hiện thường thấy là trên lưỡi xuất hiện các bợn màu trắng phủ lên bề mặt và khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn. Bệnh gây chứng biếng ăn, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, chữa lâu khỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm lưỡi

  • Trên lưỡi xuất hiện các bợn trắng phủ trên bề mặt, chúng bám rất chặt;
  • Lưỡi có cảm giác đau rát;
  • Khó nuốt thức ăn;
  • Trẻ quấy khóc, bỏ bú;
  • Lười ăn, sụt cân.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu ở lưỡi như trên hãy liên hệ với bác sĩ, cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và sức khỏe cho trẻ.

Mỗi người một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương án điều trị thích hợp. Việc tự điều trị tại nhà có thể dẫn đến những tổn thương nguy hiểm khác.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi

Thông thương, hệ miễn dịch luôn giúp cơ thể cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, do một số lý do, hệ khuẩn ruột không còn ổn định, làm các vi khuẩn gây hại phát triển mạnh. Hậu quả liên quan đến nấm lưỡi là vi khuẩn Candida tăng số lượng và gây ra nấm. Loại nấm candida thường gặp nhất là Candida albicans.

Candida là loại nấm bình thường có mặt trên da, đường ruột và không gây nên vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển quá mức, bạn cần chữa trị kịp thời trước khi nấm lây lan sang những vùng khác, và đi vào hệ tuần hoàn và gây tình trạng viêm nhiễm toàn thân.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị nấm lưỡi?

Nấm lưỡi có thể xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi do hệ miễn dịch yếu, khó đẩy lùi được các loại vi khuẩn xâm nhập cơ thể.

Yếu tố làm tăng nguy cơ nấm lưỡi, bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ không đúng cách.
  • Uống kháng sinh nhiều.
  • Có sức đề kháng yếu.
  • Cơ thể thiếu chất.
  • Nhiễm nấm âm đạo.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Mang răng giả.
  • Cặn sữa bám trên lưỡi sau khi bú, uống sữa, ăn để lâu ngày sẽ hình thành một lớp màng trắng bao phủ trên lưỡi.
  • Sữa mẹ cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp dùng để xét nghiệm và chẩn đoán nấm lưỡi

Bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng của người bệnh, hỏi về tiền sử bệnh lý và thực hiện thâm một số xét nghiệm để chẩn đoán nấm lưỡi.

  • Cạo một ít tổn thương để quan sát trên kính hiển vi.
  • Nội soi họng.
  • Nếu cần thiết, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm xét nghiệm máu để xác định bạn có đang mắc bệnh nào là nguyên nhân gây nấm lưỡi không.

Phương pháp điều trị nấm lưỡi hiệu quả

Phụ huynh, người bệnh nên tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ để hạn chế sự kéo dài của bệnh. Phương pháp có thể được áp dụng:

Thuốc kháng nấm dạng nước súc hoặc dạng viên có thể giúp điều trị nấm lưỡi và cả nấm miệng hiệu quả. Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn loại thuốc phù hợp tùy vào diễn tiến của bệnh và nguyên nhân gây nấm lưỡi.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nấm lưỡi

  • Sử dụng thuốc trị nấm lưỡi theo chỉ định của bác sĩ.
  • Luôn giữ vệ sinh khoang miệng sạch. Không nên sử dụng vải khô lau mạnh hoặc kích thích niêm mạc nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc, tăng khả năng viêm nhiễm do tác động.
  • Uống thực phẩm chức năng bổ sung probiotic hoặc ăn sữa chua chứa probiotic có thể giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng.
  • Sử dụng gia vị có tính kháng nấm như tỏi, quế, xô thơm và đinh hương.
  • Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như hạt, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu vitamin C.
  • Tránh thực phẩm lên men như sữa (trừ sữa chua), rượu và đường.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Vệ sinh răng, miệng và lưỡi cho trẻ sau khi ăn, bú.
  • Sử dụng gạc mềm và nước muối sinh lý lau nhẹ hoặc cho trẻ uống nước sau ăn, bú để làm sạch khoang miệng và lưỡi.
  • Trẻ lớn thì khuyến khích cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý, đánh răng thường xuyên.
  • Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều đường, đồ uống ngọt vào buổi tối.
  • Vệ sinh bình sữa, núm vú trước khi sử dụng. Không dùng chung bình sữa, núm vú và các vật dụng cá nhân để tránh lây bệnh.
  • Nên vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ thật sạch sau mỗi lần cho trẻ uống thuốc nhằm giảm khả năng mắc bệnh hoặc giúp bệnh nấm lưỡi tự hết mà không cần dùng loại thuốn khác.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho sức khỏe trẻ như đạm, xơ, vitamin nhóm B như gan, thịt, trứng, rau xanh, nấm, vitamin C như các loại hoa quả, rau xanh.
  • Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh nên theo dõi và điều trị kịp thời.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan