Rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách là gì?

Rối loạn nhân cách (tên tiếng Anh là Personality Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần khiến bạn có suy nghĩ, hành vi, thái độ tiêu cực và cứng nhắc. Người mắc rối loạn nhân cách khó khăn trong việc nắm bắt và phản hồi lại các tình huống trong cuộc sống cũng như với mọi người xung quanh, giới hạn bản thân trong các mối quan hệ, hoạt động xã hội, công việc hay học tập.

Tìm hiểu chung

Rối loạn nhân cách là bệnh gì?

Rối loạn nhân cách (tên tiếng Anh là Personality Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần khiến bạn có suy nghĩ, hành vi, thái độ tiêu cực và cứng nhắc. Người mắc rối loạn nhân cách khó khăn trong việc nắm bắt và phản hồi lại các tình huống trong cuộc sống cũng như với mọi người xung quanh, giới hạn bản thân trong các mối quan hệ, hoạt động xã hội, công việc hay học tập.

Trong một vài trường hợp bạn sẽ không nhận ra mình bị rối loạn nhân cách vì bạn cho cách suy nghĩ và hành động cá nhân của mình là bình thường. Bạn có khuynh hướng đẩy lý do cho người khác về những khó khăn mà bạn đang gặp phải.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách

Dựa trên triệu chứng và tính cách của người bệnh, rối loạn nhân cách được phân làm 3 nhóm khác nhau:

1. Rối loạn nhân cách cụm A

Là dạng rối loạn nhân cách gây nên các hành vi lạ thường và quái gở, bao gồm những nhóm nhỏ: rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid personality disorder),  rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder).

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid personality disorder)

  • Hoài nghi và không tin tưởng vào người khác cũng như hành động của họ;
  • Luôn nghĩ rằng người khác tìm cách hãm hại mình;
  • Luôn nghi ngờ về tính trung thực của người khác;
  • Thường ngập ngừng khi muốn thổ lộ bản thân với người khác vì luôn có một nỗi sợ vô lý rằng họ sẽ lợi dụng điều đó để hại bạn;
  • Luôn coi những tình huống và lý do vô hại là sự công kích và sỉ nhục bản thân;
  • Tức giận và căm ghét khi bản thân bị lăng mạ và công kích;
  • Có khuynh hướng thù địch;
  • Luôn ngờ vực bạn tình.

Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder)

  • Cảm thấy không hứng thú với các mối quan hệ xã hội, thích ở một mình hơn;
  • Ít biểu hiện cảm xúc;
  • Cảm thấy không hài lòng trong mọi việc;
  • Không hứng thú với nhịp sống xã hội bình thường;
  • Thường lạnh lùng với mọi người xung quanh;
  • Không hứng thú với việc quan hệ tình dục;
  • Lạ kỳ trong cách ăn mặc, suy nghĩ, đức tin, lời nói và hành vi;
  • Luôn có trải nghiệm kì quặc, chẳng hạn như nghe được giọng nói thì thầm bên tai bạn;
  • Biểu lộ cảm xúc kém hoặc không thích hợp trong những tình huống cụ kể;
  • Sợ giao tiếp với xã hội và không thoải mái với các mối quan hệ gần gũi;
  • Luôn hành động, đối xử với người khác một cách lạ thường;
  • Luôn tin rằng bạn có thể điều khiển mọi thứ bằng suy nghĩ của mình;
  • Tin rằng các sự kiện thường ngày luôn có một thông điệp duy nhất dành cho bạn.

2. Rối loạn nhân cách cụm B

Là dạng rối loạn nhân cách gây nên các hành vi kịch tính, cảm xúc thái quá hay hành vi không thể đoán trước. Bao gồm 4 dạng: rối loạn nhân cách phản xã hội (antisocial personality disorder), rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder), rối loạn nhân cách thể kịch tính (Histrionic personality disorder), rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic personality disorder)

Rối lọan nhân cách phản xã hội (antisocial personal disorder)

  • Không màng đến nhu cầu và cảm nhận của người khác;
  • Dùng bạo lực để phân định đúng sai với mọi người;
  • Hung hăng, có hành vi bạo lực;
  • Không quan tâm đến sự an toàn của bản thân và người khác;
  • Hành động bốc đồng;
  • Vô trách nhiệm;
  • Không bao giờ hối hận về việc mình làm.

Rối loạn nhân cách kịch tính (Histrionic perosnality disorder)

  • Đề cao cảnh giác với mọi thứ xung quanh;
  • Cảm xúc, hành vi thái quá hay có tính kích dục để gây sự chú ý;
  • Đề cao cá nhân với ngữ điệu cao ngạo, nhưng sáo rỗng;
  • Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác;
  • Thay đổi cảm xúc nhanh chóng;
  • Nghĩ rằng mình luôn có các mối quan hệ khắng khít, nhưng thực chất là không.

Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder)

  • Hành vi nguy hiểm và bất cần, như quan hệ không an toàn, bài bạc hay nhậu nhẹt;
  • Hình ảnh bản thân bê tha, nhếch nhác;
  • Các mối quan hệ không bền chặt;
  • Cảm xúc dễ thay đổi, hay bị stress do chính bản thân gây nên;
  • Hành vi tự hành hạ bản thân và tự tử;
  • Nỗi sợ phải cô độc hay bị bỏ rơi;
  • Thường xuyên tức giận;
  • Stress liên quan đến tính đa nghi.

Rối loạn nhân cách ái kỉ (Narcissistic personality disorder)

  • Tin tưởng rằng bản thân luôn đặc biệt và quan trọng hơn người khác;
  • Ảo tưởng về quyền lực, thành công và sự thu hút;
  • Ít quan tâm đến cảm nhận và mong muốn của người khác;
  • Thái quá về thành công hay tài năng bản thân;
  • Luôn mong đợi những lời khen “có cánh”;
  • Luôn muốn những thứ có lợi thuộc về mình;
  • Đố kị hay tin rằng người khác đố kị với mình.

3. Rối loạn nhân cách cụm C

Là rối loạn nhân cách gây ra các cảm giác và hành vi sợ hãi, lo lắng.

Bao gồm ba dạng: rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant personality disorder), rối loạn nhân cách phụ thuộc (Dependent personality disorder) và rối loạn nhân cách ám ảnh – cưỡng chế (Obsessive-compulsive personality disorder)

Rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant personality disorder)

  • Nhạy cảm quá mức với những chỉ trích;
  • Từ chối các công việc cần đến cái tôi bản thân;
  • Luôn lẩn tránh việc tiếp nhận hoạt động mới hay gặp người lạ;
  • Cảm thấy ngại ngùng trong các mối quan hệ xã hội hay giao tiếp;
  • Sợ bị xấu hổ, trêu chọc, chê trách.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (Dependent personality disorder)

  • Phụ thuộc quá mức vào người khác và cần sự che chở, chăm sóc;
  • Hảnh động phục tùng hay gần gũi với người khác;
  • Sợ phải tự chăm lo cho bản thân khi ở một mình;
  • Thiếu tự tin, luôn cần ý kiến của người khác cho dù là việc nhỏ nhặt;
  • Cảm thấy khó khăn khi bắt đầu một việc hay dự án một mình do thiếu tự tin;
  • Luôn theo ý kiến người khác, sợ lời chê trách;
  • Luôn cần một mối quan hệ thay thế khi đã chấm dứt mối quan hệ cũ.

Rối loạn nhân cách ám ảnh – cưỡng chế (Obsessive-compulsive personality disorder)

  • Luôn chuẩn bị trước các chi tiết, bố cục hay các luật lệ;
  • Chủ nghĩa hoàn hảo quá mức, cảm thấy đau khổ khi mọi thứ không diễn ra hoàn hảo, như cảm giác không hoàn thành được công việc khi mọi thứ không theo mong đợi của bạn;
  • Mong muốn được điều hành dự án, các tình huống và mọi người và không muốn giao phó việc mình cho người khác;
  • Từ chối các mối quan hệ bạn bè hay tận hưởng các hoạt động giải trí vì mong muốn tập trung cho công việc;
  • Không muốn ngưng các dự án dù vô dụng hay không hoàn chỉnh;
  • Cứng đầu và ngoan cố;
  • Cứng nhắc về niềm tin, tôn giáo;
  • Kiểm soát chặt chẽ việc thu chi tiền bạc.

Rối loạn nhân cách khiến cho người bệnh trở nên lệch lạc, gặp khó trong cuộc sống hằng ngày và khó hòa nhập với mọi người xung quanh. Bệnh còn có thể gây ra những biến chứng có hậu quả xấu cho người bệnh.

Tác động của rối loạn nhân cách đối với sức khỏe

Các biến chứng và những vấn đề về rối loạn nhân cách có thể gây ra bao gồm:

Trầm cảm, lo lắng., rối loạn ăn uống, hành vi tự tử, tự gây thương tích, hành vi tình dục nguy hiểm, ngược đãi trẻ em, lạm dụng rượu hay chất kích thích, xâm hại hoặc bạo lực,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi phát hiện bản thân hoặc người thân xuất hiện các biểu hiện của chứng rối loạn nhân cách, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhất. Việc không điều trị có thể gây ra những hậu quả xấu và ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách

Nhân cách là sự kết hợp của những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi làm cho mỗi cá thể là duy nhất. Tính cách được hình thành từ thời thơ ấu và dần hoàn thiện khi trưởng thành thông qua 2 yếu tố:

  • Yếu tố gen: Kế thừa khuynh hướng, những khía cạnh cá tính thông qua cha mẹ, chẳng hạn như sự nhút nhát.
  • Yếu tố môi trường: Môi trường người bệnh lớn lên, các sự kiện xảy ra, các mối quan hệ xung quanh, các loại hình nuôi dạy con cái, được yêu thương hay bị lạm dụng, một phần sẽ nuôi dưỡng nên tính cách con người sau này.

Rối loạn nhân cách được cho là sự kết hợp của các yếu tố về gen, và môi trường sinh hoạt của bệnh nhân. Có thể tổn thương di truyền và tình hình cuộc sống kích thích gây nên sự phát triển thực tế của bệnh nhân.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị rối loạn nhân cách?

Mặc dù không biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên một số yếu tố có thể tăng nguy cơ gây bệnh rối loạn nhân cách.

  • Gia đình có người thân bị rối loạn nhân cách hay tâm thần.
  • Tình trạng kinh tế xã hội thấp.
  • Cuộc sống gia đình thời thơ ấu hỗn loạn, không ổn định.
  • Được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi ở trẻ em.
  • Chấn thương tâm lý mạnh thời thơ ấu, bị lạm dụng, bạo hành…

Rối loạn nhân cách thường bắt đầu trong thời thơ ấu và cuối cùng qua giai đoạn trưởng thành.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rối loạn nhân cách

  • Khám vật lý
  • Kiểm tra xét nghiệm
  • Đánh giá tâm lý
  • Định vị rối loạn nhân cách
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán: Để được chẩn đoán mắc một chứng rối loạn nhân cách cụ thể, phải đáp ứng các tiêu chí rối loạn được liệt kê trong DSM. Mỗi rối loạn nhân cách đều được thiết lập riêng về tiêu chuẩn chẩn đoán.

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách hiệu quả

Phụ thuộc vào mức độ rối loạn nhân cách riêng, và mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị tốt nhất.

Tham gia điều trị có thể bao gồm: Gia đình, bác sĩ tâm thần hoặc tâm lý, nhà cung cấp chăm sóc ban đầu, nhân viên xã hội.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Tâm lý trị liệu: Nhận thức hành vi liệu pháp, biện chứng điều trị hành vi, tâm động học (Psychodynamic),…
  • Thuốc men: Thuốc chống trầm cảm, lo âu, thuốc chống loạn thần.
  • Nhập viện và chương trình điều trị: Trong trường hợp bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách quá nghiêm trọng cần được nhập viện đề có được phương án điều trị tốt nhất.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Tham gia vào kế hoạch điều trị, tìm hiểu về tình trạng, chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo, tránh xa thuốc và rượu, thường xuyên chăm sóc y tế.

Bên cạnh đó, thường xuyên trò chuyện với bác sĩ để cơ thể và tinh thần được giải tỏa.

Đơn giản hóa cuộc sống, tránh bị trở nên cô lập bằng cách tham gia thường xuyên các hoạt động cùng gia đình, bạn bè. Chăm sóc bản thân sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc. Tìm hiểu các phương pháp thư giãn, giải tỏa căng thẳng.


  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan