Viêm amidan

Tìm hiểu chung

Viêm amidan là gì?

Viêm amidan là bệnh lý tai – mũi – họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Người bệnh bị sưng viêm, đỏ vùng amidan.

Amidan là 2 khối mô ở phía sau thành họng, đóng vai trò cửa ngõ để có thể ngăn virus và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể gây bệnh amidan.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm amidan

Có hai loại viêm amidan:

  • Viêm amidan cấp tính: Trường hợp mới bị viêm amidan.
  • Viêm amidan mạn tính: Trường hợp bị viêm amidan kéo dài.

Bệnh viêm amidan có những triệu chứng sau:

  • Vùng amidan đỏ và sưng lên;
  • Có các mảng màu trắng hoặc màu vàng trên vùng amidan;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Nuốt vướng;
  • Thay đổi giọng nói;
  • Khạc nhổ ra máu.
  • Có cảm giác đau họng, ho, đau nhức cơ thể, đau đầu, đau tai.
  • Sốt, ớn lạnh, mũi tắc nghẽn, loét.

Biến chứng có thể gặp khi viêm amidan

  • Áp-xe quanh amidan.
  • Viêm mủ hạch cổ.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm mũi xoang.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Sốt thấp khớp cấp: viêm đa khớp, viêm cơ tim.
  • Viêm cầu thận cấp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm amidan có thể làm cổ họng sưng lên khiến người bệnh khó thở. Bệnh amidan có thể tự khỏi tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi gặp các triệu chứng sau:

  • Sốt cao 39 độ C.
  • Đau họng, nghẹn cổ họng không khỏi.
  • Mệt mỏi kéo dài.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan

Amidan có nhiệm vụ ngăn ngừa vi khuẩn, bệnh tật xâm nhập vào cơ thể nên đây là nơi đọng lại nhiều virus, vi khuẩn. Bệnh do siêu vi khuẩn gây bệnh (vi khuẩn Strep), giống như các trường hợp bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, virus là vẫn nguyên nhân chính gây viêm amidan (virus Eppstein – Barr),  đồng thời là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân.


Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị viêm amidan?

Bệnh viêm amidan là bệnh thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào nhất là trẻ dưới 15 tuổi.


Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm amidan

Bệnh viêm amidan được chẩn đoán qua trực quan khi kiểm tra sức khỏe và cổ họng. Bác sĩ khám cổ họng bằng cách vuốt nhẹ cổ họng, quan sát cổ họng bạn hoặc xét nghiệm chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây ra chứng nhiễm trùng cổ họng của bạn để biết đó có phải là amidan hay không.

Bệnh viêm amindan dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp tương tự như viêm thanh quản hay viêm thận cấp viêm họng mãn tính nên cần đi khám và kiểm tra 2 đến 3 lần.

Phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả

Như đã nói trên, một số trường hợp viêm amidan tự khỏi, khi bệnh khởi phát không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc, nhất là bệnh do virus.

Thông thường chúng ta điều trị bệnh amidan bằng kháng sinh.

Đối với trường hợp viêm amidan nặng cần phẫu thuật cắt bỏ, phương pháp này sử dụng cho những người điều trị amidan không hiệu quả hoặc khi viêm amidan đã gây ra biến chứng.

Đối với người bệnh bị mất nước do viêm amidan thì sẽ được truyền dịch tĩnh mạch, bổ sung nước đồng thời sử dụng thuốc giảm đau.

Người bệnh bị viêm amidan cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thực hiện đầy đủ mới đạt hiệu quả cao.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm amidan

  • Uống nhiều nước ấm, hạn chế đồ uống lạnh.
  • Súc miệng với nước muối ấm vài lần một ngày.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Sử dụng máy làm ẩm để làm ẩm không khí trong nhà.
  • Tránh khói bụi tiếp xúc trực tiếp.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen, nhớ lưu ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

  • Bệnh viêm amidan dễ lây nên bạn nên giảm tiếp xúc những người bị nhiễm trùng. Nếu bạn bị viêm amidan nên tránh lây bệnh cho người thân, bạn bè.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh như người bị đau họng, ho, sổ mũi.
  • Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh như giữ ấm cơ thể, hạn chế uống nước lạnh, đồ lạnh.
  • Tránh các chất kích thích như thuốc lá, caffeine, thức uống có cồn.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan