Viêm cơ tim

Viêm cơ tim là gì?

Viêm cơ tim là bệnh lý về tim do virus gây ra tình trạng nhiễm trùng khiến cho cơ tim bị viêm và sưng tấy lên. Nếu bị viêm nặng, cơ tim không thể thực hiện chức năng giúp tim co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể, điều này khiến máu đông lại tạo thành huyết khối ở tim dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí đột quỵ.

Tìm hiểu chung

Viêm cơ tim là gì?

Viêm cơ tim là bệnh lý về tim do virus gây ra tình trạng nhiễm trùng khiến cho cơ tim bị viêm và sưng tấy lên. Nếu bị viêm nặng, cơ tim không thể thực hiện chức năng giúp tim co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể, điều này khiến máu đông lại tạo thành huyết khối ở tim dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí đột quỵ.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm cơ tim

Các dấu hiệu bao gồm:

  • Đau ngực;
  • Tim đập mạnh (đánh trống ngực);
  • Khó thở;
  • Sốt hoặc ớn lạnh;
  • Vận động khó khăn;
  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Sự kích ứng cơ tim có thể dẫn đến loạn nhịp tim, suy tim hoặc thậm chí ngất xỉu.

Các dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm.

Biến chứng có thể gặp của viêm cơ tim

Nếu không được điều trị sớm, bệnh viêm cơ tim có thể gây ra các biến chứng bao gồm:

  • Cơ tim giãn.
  • Suy tim.
  • Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
  • Rối loạn nhịp tim.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim

Nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim là do virus, trong đó thường gặp nhất là do virus Coxsackie B. Một số loại virus khác như virus gây cảm lạnh thông thường (Adenovirus), Parvovirus B19 (virus gây sốt phát ban), virus Herpes (gây bệnh thủy đậu, zona thần kinh), Echovirus (virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa), hay virus Rubella (gây bệnh sởi) cũng là nguyên nhân tiềm tàng của viêm cơ tim.

Các nguyên nhân gây bệnh khác:

  • Vi khuẩn, ký sinh trùng.
  • Tiếp xúc với thuốc gây dị ứng, độc hại, thuốc chống động kinh.
  • Điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị.
  • Mắc bệnh lupus, viêm động mạch…

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị viêm cơ tim?

Bệnh viêm cơ tim có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim bao gồm:

  • Bị nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp hay bệnh viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn.
  • Bị nhiễm HIV.
  • Đang điều trị bằng kháng sinh penicillin, điều trị động kinh.
  • Có hệ miễn dịch yếu.
  • Hút thuốc lá.
  • Dùng chất gây nghiện hoặc lạm dụng thuốc an thần.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm cơ tim

Do triệu chứng của bệnh viêm cơ tim không cụ thể và xuất hiện khá trễ nên việc chẩn đoán rất khó khăn. Bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào khám lâm sàng và các xét nghiệm bao gồm, xét nghiệm máu, siêu âm tim, đo điện tâm đồ (ECG) và sinh thiết cơ tim.

Phương pháp điều trị viêm cơ tim hiệu quả

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm để chống sưng.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm bớt lượng nước dư thừa trong cơ thể.
  • Ăn ít muối.
  • Hạn chế vận động mạnh.

Ngoài ra, tùy vào triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ cũng sẽ đưa ra các phương pháp điều trị hỗ trợ như:

  • Cơ tim yếu: Sử dụng một số loại thuốc nhằm điều trị suy tim.
  • Nhịp tim thất thường: Dùng máy tạo nhịp tim.
  • Có các cục máu đông bất thường xuất hiện trong buồng tim: Dùng các loại thuốc làm loãng máu.
  • Tim bạn co bóp quá yếu: Tiến hành phẫu thuật cấy ghép tim.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Các biện pháp hạn chế bệnh bao gồm:

  • Nghỉ ngơi kết hợp vận động vừa phải.
  • Giảm chế độ ăn nhiều muối, hạn chế nước có gas và tránh hút thuốc.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan