Viêm giác mạc

Viêm giác mạc là gì?

Viêm giác mạc là tình trạng lớp màng trong suốt dùng để bảo vệ toàn bộ khối mắt bị viêm hoặc loét. Bệnh có thể gây đau, đỏ và giảm thị lực của mắt. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng thường là do nhiễm khuẩn gây ra. bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm chính là cách giúp chúng ta ngăn chặn diễn tiến xấu đi của bệnh.

Tìm hiểu chung

Viêm giác mạc là gì?

Viêm giác mạc là tình trạng lớp màng trong suốt dùng để bảo vệ toàn bộ khối mắt bị viêm hoặc loét. Bệnh có thể gây đau, đỏ và giảm thị lực của mắt. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng thường là do nhiễm khuẩn gây ra. bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm chính là cách giúp chúng ta ngăn chặn diễn tiến xấu đi của bệnh.

Khi giải phẫu bệnh lý, bệnh chia thành hai loại là viêm giác mạc và viêm loét giác mạc:

  • Viêm giác mạc: Tác nhân gây viêm xâm nhập vào các lớp của giác mạc; có thể gây viêm nông (biểu mô giác mạc) hoặc viêm sâu (lớp nhu mô giác mạc). Viêm giác mặc không có dấu hiệu hoại tử.
  • Viêm loét giác mạc: Tổ chức của giác mạc bị hoại tử mất hết chất, và trở thành một ổ loét.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm giác mạc

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bị viêm giác mạc, bao gồm:

  • Đau mắt, nhất là khi chuyển động mắt hoặc chớp mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Chảy nước mắt nhiều;
  • Cộm mắt;
  • Mắt bị giảm thị lực;
  • Sưng mắt;
  • Có thể kèm theo ngứa, rát.

Biến chứng có thể gặp khi viêm giác mạc

Khi bị viêm giác mạc, bạn có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

  • Loét giác mạc.
  • Sưng và để lại sẹo ở giác mặc.
  • Viêm giác mạc mãn tính.
  • Có thể giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi bạn nhận thấy có những dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp bạn hạn chế được các biến chứng nặng nề do viêm giác mạc mang lại.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc

Tùy tình trạng viêm giác mạc hay viêm loét giác mạc mà có thể có những nguyên nhân sau đây:

Viêm giác mạc:

Dạng viêm giác mạc nông:

  • Do mắc các loại bệnh liên quan đến nhiễm virus như giời leo, zona,…
  • Mắc những bệnh cấp và mãn tính liên quan đến các bộ phận lân cận như rối loạn sự tiết chế nước mắt, hở mi,…

Dạng viêm giác mạc sâu:

  • Tác nhân gây bệnh thường theo đường máu để truyền bệnh lên giác mạc, thường là một số bệnh có khả năng lây nhiễm cao như lao, giang mai,…

Viêm loét giác mạc:

  • Do các chấn thương mắt như bị vật đâm vào, bụi bẩn, lông thú, chất hóa học bay vào mắt, vỡ kính mắt.
  • Viêm giác mạc cũng có thể là di chứng của một vài căn bệnh như viêm kết mạc, hở mi, rối loạn chuyển hóa, liệt thần kinh.
  • Nhiễm khuẩn: Liên cầu, tụ cầu, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh.
  • Nhiễm virus: Herpes, zona.
  • Nhiễm nấm: Aspergillus, Fusarium, Cephalosporum, nấm sợi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ viêm giác mạc?

Viêm giác mạc hay viêm loét giác mạc có thể xảy đến với bất cứ ai khi mắc phải những nguyên nhân gây bệnh. Bệnh thường gặp nhất ở những người đang trong độ tuổi lao động, người làm việc trong môi trường sản xuất nông nghiệp (nguyên nhân thường là trực khuẩn mủ xanh).

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm giác mạc

Các yếu tố có thể làm tăng khả năng viêm giác mạc là:

  • Hay tiếp xúc với nguồn nước bẩn: Nguồn nước bẩn là nơi sinh sống của rất nhiều vi khuẩn có hại. Khi sử dụng nước bẩn để uống hoặc rửa mặt, các loại vi khuẩn này có thể vào cơ thể và vào trực tiếp vào mắt, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có viêm giác mạc.
  • Người thường xuyên sử dụng kính áp tròng hoặc dùng kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh. Đây là thiết bị nhằm cải thiện tầm nhìn của mắt nhưng cũng gây nhiều tác hại do tiếp xúc trực tiếp với mắt.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch; có thể là do trải qua hóa xạ trị, bệnh HIV, do dùng thuốc.
  • Môi trường sống: Người sống trong vùng có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm có khả năng mắc bệnh cao hơn vì đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm,… phát sinh.
  • Corticosteroid: Việc lạm dụng thuốc nhở chứa Corticosteroid có thể làm tăng khả năng bị viêm giác mạc.
  • Có tiền sử bị chấn thương mắt: Nếu mắt đã từng gặp chấn thương trong quá khứ thì rất có thể viêm giác mạc sẽ phát triển.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm giác mạc

Một số phương pháp được dùng để kiểm tra viêm giác mạc:

  • Kiểm tra biểu hiện của mắt: Thông thường, bác sĩ sẽ dùng đền pin rọi vào mắt để kiểm tra các tổn thương sơ bộ, sau đó có thể tiến hành đo thị lực để xem mắt có thể nhìn rõ các sự vật hay không.
  • Đèn khe: Đây là đèn sử dụng ánh sáng mạnh dùng để soi toàn bộ cấu trúc mắt. Nó cho phép bác sĩ tìm ra được dị vật trong mắt hoặc các tổn thương của giác mạc.
  • Trích mẫu: Trích một mẫu nước mắt hay tế bào từ giác mạc và đem phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm giác mạc.

Ngoài các xét nghiệm trên, tùy thuộc vào triệu chứng và biểu hiện của mắt mà bác sĩ sẽ có thể tiến hành một số các xét nghiệm bổ sung khác để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

Phương pháp điều trị viêm giác mạc hiệu quả

Phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp cơ bản bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống hoặc tra vào mắt.
  • Sử dụng steroid nhỏ vào mắt hoặc uống.
  • Các thuốc ức chế miễn dịch.
  • Nếu do nhiễm khuẩn, virus gây ra có thể dùng các loại thuốc chống vi khuẩn, virus.

Trong trường hợp viêm giác mạc không do nhiễm khuẩn mà do các chấn thương và không có biến chứng, giải pháp thường dùng là ổn định mắt trong 24 giờ sau khi xử lý các chấn thương kết hợp với thuốc nhỏ mắt corticosteroid.

Trong trường hợp viêm giác mạc dạng nặng và có khả năng biến chứng cao, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ghép giác mạc.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Để phòng ngừa viêm giác mạc, bạn có thể tham khảo các giải pháp sau đây:

  • Không để mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, đặc biệt là bụi bẩn và nguồn nước bẩn.
  • Hạn chế các con đường khiến vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào cơ thể như tập lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi, không tiếp xúc với người bị các bệnh truyền nhiễm.
  • Luôn rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn và không nên dùng tay dụi mắt.
  • Không đeo kính áp tròng thường xuyên. Khi sử dụng kính phải có sự tư vấn của bác sĩ và nên vệ sinh kính áp tròng trước khi sử dụng.
  • Người lao động, đặc biệt lao động ở nông thôn nên dùng bảo hộ lao động khi làm việc.
  • Khi ra ngoài đường nên dùng kính mát hoặc kính bảo hộ để bảo vệ mắt.
  • Nên khám mắt định kì từ 1 – 2 lần/năm để nắm rõ tình trạng của mắt.
  • Khi bị viêm giác mạc cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan