Viêm họng

Viêm họng là gì?

Viêm họng là một dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất thường gặp. Khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu như đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Viêm họng thường sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau. Bệnh viêm họng có 2 dạng là viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính.

Tìm hiểu chung

Viêm họng là gì?

Viêm họng là một dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất thường gặp. Khi đó niêm mạc họng và hầu bị viêm khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu như đau hoặc rát, đặc biệt là khi nuốt. Viêm họng thường sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần mà không để lại tổn thương, di chứng về sau. Bệnh viêm họng có 2 dạng là viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính.


Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng

Triệu chứng của viêm họng khá đặc biệt theo từng cấp độ bệnh như: viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính

Viêm họng cấp tính:

  • Cảm giác khô nóng và rát trong họng, nuốt nói cảm thấy vướng;
  • Đau họng, khó nuốt hoặc khó nói;
  • Ho khạc nhưng không có đờm;
  • Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, ớn, lạnh; nhiều trường hợp sốt cao 38 – 39oC;
  • Viêm họng do thời tiết sẽ xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, nhức đầu, ù tai;
  • Niêm mạc họng đỏ rực. Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ thẫm.

Các triệu chứng này thường xuất hiện từ 3 – 4 ngày và hết do điều trị hay tự khỏi nhờ sức đề kháng của cơ thể.

Viêm họng mãn tính:

  • Bệnh nhân có cảm giác khô họng, nóng rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng;
  • Khạc nhổ đờm, đằng hắng để làm long đờm, xuất hiện đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt;
  • Ho nhiều vào ban đêm, nhát là khi lạnh;
  • Nuốt hơi nghẹn;
  • Tiếng nói bị khàn trong giây lát, khạc hoặc tằng hắng thì tiếng trở lại bình thường.

Ngoài ra, bệnh viêm họng còn có nhiều triệu chứng khác có thể chưa được nhắc đến tại đây.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh có những dấu hiệu sau đây hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị:

  • Đau họng kéo dài hơn một tuần.
  • Đau họng kèm các triệu chứng đau khớp quai hàm, đau tai, sốt phát ban hoặc sốt trên 38oC.
  • Ho kéo dài, khạc có máu trong nước bọt hoặc đờm, khàn tiếng kéo dài hơn 2 tuần.
  • Nổi hạch ở cổ.

Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng

  • Viêm họng do virus (Rhinovirus, coronavirus và parainfluenza virus, virus cúm A và cúm B, virus adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV)).
  • Viêm họng do vi khuẩn: Tụ cầu, liên cầu trong đó có liên cầu khuẩn tan huyết nhóm máu A gây nhiều biến chứng nguy hiểm, lậu cầu trùng, nấm ký sinh…
  • Viêm họng do ảnh hưởng từ môi trường như ô nhiễm không khí, rượu bia, chất chứa cồn, dị ứng hóa chất, hút thuốc.
  • Viêm họng do thay đổi thời tiết, trời trở lạnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ bị viêm họng?

Viêm họng xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nên bạn có thể giảm khả năng mắc bệnh cho bản thân và gia đình bằng cách đẩy lùi các yếu tố nguy cơ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm họng, bao gồm:

  • Trẻ em, người lớn tuổi do có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu.
  • Tiếp xúc với những nơi đông người, ngột ngạt như lớp học, bệnh viện, cơ quan…
  • Người hút thuốc, hít phải khói thuốc lá.
  • Người bị dị ứng với bụi, lông vật nuôi hoặc phấn hoa.
  • Người có tiền sử bị viêm mũi mãn tính.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm họng

Bác sĩ chẩn đoán viêm họng bằng cách hỏi bệnh sử, khám lâm sàng triệu chứng tại vùng tai – mũi – họng. Bệnh viêm họng thường không cần xét nghiệm.

Xét nghiệm dịch cổ họng khi chẩn đoán viêm họng do nhiễm vi khuẩn liên cầu.

Xét nghiệm máu khi viêm họng do các loại bệnh khác như: sốt do virus, tăng bạch cầu trong đơn nhân máu.

Phương pháp điều trị viêm họng hiệu quả

Với người có hệ miễn dịch tốt thì viêm họng thường tự khỏi. bạn chỉ cần tự chăm sóc sức khỏe tại nhà kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Sử dụng một số đơn thuốc theo chỉ định bác sĩ để giảm đau, hạ sốt như thuốc chứa paracetamol.

Bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh chứa penicillin khi nghi ngờ viêm họng do nhiễm vi khuẩn.

Bên cạnh đó, sử dụng các liệu pháp tại nhà như dùng nước ấm hoặc uống nước chanh pha với mật ong, nước muối loãng giúp tình trạng bệnh giảm bớt.


Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm họng

Viêm họng là loại bệnh có thể kiểm soát và phòng ngừa được nên hãy kiểm soát bệnh viêm họng để hạn chế những ảnh hưởng của nó đến đời sống, sinh hoạt bằng cách:

  • Thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học như tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống hợp lý.
  • Tránh uống đồ lạnh, có đá, nên uống nước ấm.
  • Vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Tránh và hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất chứa cồn, môi trường khói bụi ô nhiễm.
  • Vệ sinh tay thường xuyên trước khi ăn và tiếp xúc với người bệnh viêm họng.
  • Không dùng chung thức ăn, đồ dùng sinh hoạt khi bị bệnh.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan