Viêm họng cấp

Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp là trạng thái viêm niêm mạc họng cấp tính. Bệnh thường gặp ở mùa lạnh. Xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, khá nguy hiểm đối với trẻ em. Bệnh nếu không được được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ dấn đến viêm họng mạn tính và biến chứng bệnh thấp tim.

Tìm hiểu chung

Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp là trạng thái viêm niêm mạc họng cấp tính. Bệnh thường gặp ở mùa lạnh. Xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, khá nguy hiểm đối với trẻ em.  Bệnh nếu không được được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy cơ dấn đến viêm họng mạn tính và biến chứng bệnh thấp tim.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp có những triệu chứng như:

  • Người bệnh sốt cao 39 – 40 độ C;
  • Đau họng, rát họng, khô nóng họng;
  • Người bệnh sẽ thấy họng khô nóng, từ từ thành cảm giác đau rát, đau tăng lên khi nuốt, khi nói, ho;
  • Tắc, nghẹt mũi, sụt sịt, chảy nước mũi, khàn giọng;
  • Ho khan, ho kéo dài;
  • Amidan bị viêm to, trên bề mặt amidan có chất nhầy trong, hạch cổ bị sưng;
  • Viêm họng cấp thường kéo dài từ 7 – 10 ngày nếu không được điều trị đúng cách.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Viêm họng cấp là bệnh thông thường, phổ biến nhưng không vì vậy mà chúng ta lơ là trong việc điều trị. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm tai, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản, viêm thanh quản,… đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Ngoài ra, bệnh viêm họng cấp còn là nguyên nhân gây ra viêm cầu thận thấp, thấp tim.

Vậy nên, bạn nên theo dõi tình trạng bệnh và đến gặp bác sĩ khi tình trạng không thuyên giảm sau khi tự điều trị tại nhà. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và hướng dẫn điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và tình trạng chuyển sang viêm họng mạn tính.


Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp có nhiều nguyên nhân:

  • Bệnh thường đi kèm các bệnh VA, viêm amidan.
  • Bệnh do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus (cúm, sởi,…) gây ra.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ viêm họng cấp?

Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em. Bệnh dễ phát triển khi thời tiết thay đổi đột ngột, thay đổi môi trường sinh hoạt.

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm họng cấp, bao gồm:

  • Tiếp xúc với mầm bệnh, bị lây nhiễm từ người khác.
  • Giữ ấm cơ thể không tốt khi thay đổi thời tiết.
  • Tiếp xúc với nước đá lạnh, bụi bẩn không khí, thuốc lá.
  • Tắm nước lạnh vào ban đêm.
  • Sức khỏe yếu khiến cho sức đề kháng chống bệnh kém.
  • Bị viêm amidan.
  • Cảm lạnh.
  • Ảnh hưởng của rượu, hóa chất.

Điều trị hiệu quả

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm họng cấp

Viêm họng cấp được bác sĩ chẩn đoán xác định bằng các biểu hiện, triệu chứng của người bệnh như trạng thái sốt cao, đau rát họng; khám, quan sát niêm mạc thấy tình trạng niêm mạc họng đỏ rực, màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ, viêm amidan,…

Xét nghiệm bạch cầu để kiểm tra bệnh do virus để có hướng điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, khi bệnh nhân không có dấu hiệu sốt, niêm mạc họng đỏ thì tiến hành chẩn đoán phân biệt, sử dụng xét nghiệm BW (+), kiểm tra dị ứng thuốc và kê toa điều trị.

Phương pháp điều trị viêm họng cấp hiệu quả

  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, bàn chân.
  • Sử dụng thuốc theo toa bác sĩ, có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol, efferalgan…
  • Trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%, nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%.
  • Dùng kháng sinh khi có biến chứng như viêm thận, viêm khớp, viêm phế quản, viêm tai giữa.
  • Nếu bị viêm họng cấp tái phát nhiều lần kèm theo có anbumin trong nước tiểu, nên cắt amiđan.
  • Sử dụng thuốc  kháng sinh toàn thân khi cơ thể có dấu hiệu bội nhiễm hoặc nguyên nhân do vi khuẩn.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng ấm (lưu ý làm thường xuyên hơn vào mùa lạnh). Khi súc miệng nên ngửa cổ ra phía sau để làm sạch họng; súc miệng trước và sau khi ngủ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm họng cấp

  • Giữ thói quen sinh hoạt khoa học, tập thể dục thường xuyên, vệ sinh răng miệng,… nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với nước đá lạnh.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C.
  • Tập thói quen sinh hoạt khoa học cho trẻ, đánh răng trước và sau ngủ dậy.
  • Sử dụng nước ấm vào màu lạnh.
  • Tạo thói quen tắm xong phải lau người khô trước khi mặc quần áo dù vào bất cứ mùa nào.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các bệnh liên quan